Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Trần Hào ứng đối


                         Năm học ấy trường tôi đón một vị hiệu trưởng chưa đảng, lại được đào tạo trong miền nam, điều hiếm hoi trong các đời thủ trưởng của tôi. Bí thư chi bộ nhà trường người ngoài bắc, được đào tạo ngoài bắc. Hai luồng tư tưởng trái chiều gặp nhau.
Năm ấy, nhân ngày 26/3, trường tổ chức cắm trại, nhưng ông hiệu tên là Lê Cảnh Danh không thông qua chi bộ. Bí thư chi bộ Lê Đình Thành ra ngăn cản không cho cắm trại khi tòan bộ giáo viên nam đang làm trại chỉ huy. Ông Thành không tham gia còn ba hoa chích chòe thuyết về sự lảnh đạo của đảng.Một giáo viên gai mắt ra câu đối:Thành ba hoa, Thành bộp chộp, Thành bất thành. Có nghĩa là thầy Thành  ba hoa bộp chộp nên không thành công. Tôi đối lại ngay:Danh suông suông, Danh ngớ ngẩn, Danh vẫn danh.Nghĩa là thấy Danh suông suông ngớ ngẩn mà cũng có danh vọng. Vì thầy Danh được học trong nam nên am hiểu câu đối,  sắc mặt thầy biến từ đỏ sang trắng bạch , sang tái hẳn, hai tay run rẩy, mọi người thất kinh, tôi sợ nhất, thầy mà tức quá chết tôi bị tội gián tiếp giết thủ trưởng!. Nhưng mặt thầy từ từ trở lại hồng dần, tôi thoát nạn.
Hồi đó trường tôi chỉ mới có hai thầy tốt nghiệp Đại học sư phạm ngử văn, và một trong hai thầy ra câu đối hôm đó. Giờ giải lao, thầy ra tiếp câu đối mà thầy nói hồi học ở sư phạm sv lưu hành mà chưa ai đối được. Câu đó là:Đại học chi, trung học chi, chẳng có chi, chỉ có chi.Tôi hỏi:Chi sau cùng là danh từ hay động từ, thầy trả lời danh từ. Tôi đối ngay:Sinh viên thế, học sinh thế, không được thế, mới được thế.Thế sau cùng là thời thế.
Tôi thường nghe giai thoại các bậc tiền bối đối câu đối ứng khẩu ngay, tôi không tin, đời nào có người tài thế.Nhưng khi tôi đối lại câu đối đó, tôi nghĩ có thể xẩy ra, vì tôi đối xong, tôi không nghĩ mình đối được như vậy, mình tài thế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét