Sau ngày miền nam "gióng phải" giải phóng, mọi
giá trị hầu như bị đảo lộn và mất mát. Đảo lộn thế nào,mất mát thế nào
đã có nhiều người đề cập, tôi chỉ đề cập đến vấn đề xếp lương.
Ví dụ giáo viên tiểu học thời miền nam được xếp làm ba ngạch: Ngạch giáo học, ngạch giáo viên tiểu học và lương công nhật.
Ngạch
giáo học thường tốt nghiệp trường sư phạm Qui Nhơn hay sư phạm Huế, thi
vào phaỉ có bằng tú tài một học 2 năm, xếp chỉ số lương 350.
Ngạch
giáo viên tiểu học thường tốt nghiệp trường sư phạm Long An, thi vào
phải có bằng trung học đệ nhất cấp học 1 năm, xếp chỉ số lương 250.
Ngoài
ra còn có giáo viên không có ngạch gọi là giáo viên công nhật, chỉ cần
có bằng tiểu học xin đi dạy, không xếp chỉ số(?), tiền lương chưa đến
một nửa ngạch giáo học.
Thế mà cách mạng sau này
(75) cào bằng thành một loại ngạch 15114(ngạch giáo viên tiểu học). Còn
quy định bất công hơn, giáo viên nào dạy từ năm 72 trở về trước được
xếp thêm một bậc lương. Nên giáo viên ấp tân sinh (lương công nhật) có
khi được xếp lương hơn giáo viên ngạch giáo học!
Sau
75, cách mạng huy động thêm giáo viên 5+1, 5+2, 7+2..vào miền nam, với
phương châm "học học nửa học mải", đến khi gần về hưu vẫn còn học, để
hưởng lương "độc hại"!
Tôi có người bạn hồi học
trung học, thi chi cũng không đỗ, sau 75 cho đi học khóa 10+ 3 tháng,
được xếp lương cao hơn tôi một bậc(giáo học).
Ngược
lại, những ông thầy dạy đại học cao đẳng trong miền nam, có bằng cử
nhân tiến sỉ, hầu hết đưa xuống dạy cấp ba, thuyên chuyển đến nơi khó
khăn, bỏ dạy, không hưu, đi xe thồ!
Chuyện xưa nhắc lại, ngẩm mà buồn, buồn cho mình thì ít cho dân tộc thì nhiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét