Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Tôi vào Nguyễn Hoàng năm học 1966-1967, kết thúc nửa năm học 1971-1972. So với các bạn cùng lứa, tôi học ở trường tương đối lâu. Bọn chúng tôi đa số sinh năm 1952, 1953 lần lượt bị động viên sung vào lính. Tôi sinh năm 1954 đến năm 72 cũng bị động viên, còn lại sinh 1955 và hoản dịch là rất ít. Đứa nào còn học 12 là thuộc "hạt gạo trên sàng". Hồi đó, nếu chính quyền Sài Gòn nhận thức được" nhân tài là nguyên khí quốc gia" thì bọn tôi bớt ra chiến trường hơn. Vì rằng, bình quân thi vào Nguyễn Hoàng hai lần mới đổ, có đứa thi đến năm ba, còn hỏng thì nhiều. Biết thế thà hỏng để học trường tư còn hơn! Vùng quê tôi chợ Cạn Triệu Sơn, là vùng "xôi đậu " từ rất sớm, "muốn bắt Việt Minh về chợ Cạn"..., quê tôi ngày "ăn cơm quốc gia", tối " thờ ma cộng sản". Tôi tốt nghiệp tiểu học 64-65, hồi ấy thầy cô ở tỉnh về dạy, sợ bị "cắc cù' nên dạy bữa có bữa không, thời gian học thưa dần rồi nghỉ hẳn mà không biết trước. Đó là năm học cuối cùng của học sinh Triệu Sơn. Rồi chúng tôi cũng được cấp bằng tiểu học để thi vào đệ thất. Lớp chúng tôi năm đó hỏng gần hết. Đề ra:" Em hảy thuật lại một giấc mơ", mà bọn tôi chiêm bao toàn thấy ma quỷ. Cuộc sống đời thường hải hùng thì tìm đâu ra mộng đẹp! Từ năm 1964, trên vùng nông thôn Quãng Trị đã diển ra những trận đánh:Tối, bộ đội đột nhập vào một làng, sáng máy bay ném bom, đánh nhau. Tối bộ đội rút để lại cảnh bom đạn hoang tàn. Bọn trẻ chúng tôi sống vào cảnh bom đạn ấy. Mẹ tôi luôn chuẩn bị sẵn đôi quang gánh để chực chạy loạn. Ngày, bọn trẻ chúng tôi đi nhặt ống liều về làm trò chơi, đêm thì theo đèn pháo s áng lấy dù về may aó quần, chị em chúng tôi không ai không có áo quần dù, mặc ra mồ hôi cứ dính bết vào để lộ da ra ngoài. Năm 1967, làng tôi đến lượt, diển ra trận đánh lớn, máy bay ném bom san phẳng, nhà cửa cháy rụi. Tôi về nhà tìm lại "dấu xưa" mà mới hôm kia thôi còn đầy ắp kỷ niệm trong căn nhà bé nhỏ. Bố mẹ tôi chắt chiu bấy lâu tậu được ngôi nhà xây lợp tôn, giờ bị san phẳng, cây cối đổ nát, xác người ngổn ngang tung toé bốc mùi nồng nặc. Nổi kinh hoàng sớm hằn sâu vào đầu con trẻ!Từ năm đó gia đình tôi quang gánh lên ở hẳn trên tỉnh. Bạn bè tôi tiếp tục học không quá dăm đứa. Những ngày đầu lên tỉnh, gia dình tôi sống nhờ nhà người bà con. Cuộc sống bớt sợ bom rơi đạn lạc nhưng rất vất vả: cuộc sống của nông dân mất ruộng!, Gia dình tôi sống nhờ vào sự tảo tần của chị tôi. Bố tôi cất được ngôi nhà mới gần nghĩa dịa, đường về Trí bưu, gọi là nhà vì có kèo, có cột , có đòn tay, làm bằng tre lợp tranh. Nhà chưa làm xong, gia đình tôi cũng dọn về ở, không đâu bằng nhà mình. Trang bị nội thất có đôi quang gánh chứa chén bát mắm ruốc linh tinh, chiếc giường tre, đôi thùng nước. Nhưng tôi cảm thấy rất sung sướng, được làm dân "thị xã" đi học trường Nguyễn Hoàng gần đó. Nhà tôi cách trường một nghĩa địa, một căn cứ Mỹ. Suốt thời gian học, tuổi thơ chúng tôi laị bị cảnh chết chóc ám ảnh,máy bay trực thăng lên xuống chở về những xác Mỹ chết ngoài chiến trường. Hình ảnh chiếc trực thăng với lính Mỹ lăm lăm súng trong tay, bọn chúng tôi đứng nhìn đến mất hút, lòng quặn thắt. Nhớ hồi ở quê, cũng những chiếc trực thăng này vòng từ làng này qua làng khác và bắn vào những điểm di động mà chúng nghi là Việt cộng. Lớp học luôn dừng lại vì bụi bặm từ sân bay quạt vào, những ca tải thương từ chiến trường về. Không biết nơi nào như Quãng Trị, căn cứ quân sự đóng sát trrường học, trường công duy nhất có cả đẹ nhị cấp. Tôi là thằng háu đói. Hồi ở quê, mẹ tôi nấu nước ruốc mắm đam, đi chơi về mà ngửi mùi ấy là tôi không nhịn được. Thế mà lớp học sát cạnh sở Mỹ, đến giờ ra chơi bóc mùi bếp núc làm bủn rủn tay chân. Giá như tạo hoá cho hấp thụ chất bổ qua đường hô hấp thì những năm tháng học ở đây tôi khỏi lo đói, không bị suy dinh dưởng như bây giờ. T rong lớp học lổ chổ khăn tang, đến nổi là chuỵện thường ngày ở lớp, không ai khóc cho ai, hôm nay bố anh, hôm mai bố tôi. Ai ai cũng lo sợ mất bố, mất anh và người thân. Ấy thế mà trong lớp cũng tranh thủ yêu nhau, hồi đó trong lớp đa số nam giới cồ cạp hơn nử giới và phần đông là "dân phố" nên yêu là yêu vậy chứ mấy khi yêu mà được yêu cả. Thằng Hiền làm thơ lục bát không thua gì Nguyễn Bính(nay đã chết), thằng Lang nheo phổ nhạc tình yêu không thua gì Vũ Thành An:..'phố xá đông người mà tìm không thấy em..". Tất cả chỉ nhằm một đối tượng Q tài sắc vẹn toàn và tất cả đều kết cục:'Ngươì lên ngựa kẻ chia bào, tình ta đều nhuộm một màu tối tăm".Tất cả chúng tôi đều đánh mất con chim đa đa, vì em không muốn lấy chồng gần mà chỉ muốn lấy chồng xa. Tất cả học sinh Nguyễn Hoàng đều đánh rơi ít nhất một mối tình! Lớp đệ tam tôi học văn với thầy Đoàn, thầy dạy văn cũng hay mà nói chuyện chính trị cũng giỏi, Nhờ thầy mà tôi biét Mỹ giúp Pháp từ năm52, biết Điện Biên Phủ, Hồ Chhí Minh là ai. Lớp tôi có bạn Hoàng Quốc Việt, gọi đến tên nó thầy nói về Quốc Việt Miền bắc. Bọn tôi gọi thầy là Việt Cộng. Thế mà tôi được biết, thầy trụ với quê hương giải phóng chưa được bao lâu thì cũng "sao đành bỏ quê hương"! Gia đình tôi sống bằng nghề làm bún một nghề truyền thống ở quê tôi. Tôi là thằng lớn nên được chị giao cho trọng trách dồi bột, khâu cần cơ bắp nhất trong những khâu cần cơ bắp của nghề làm bún. Nhà làm bún nhưng không khi nào được chị cho ăn bụng bún no, chị sợ mất lời. Dồi xong hai trái bột, được chị bồi dưởng cho bát bún lồi là sướng lắm rồi. Sau 5 năm ở tỉnh, nhờ tài hà tiện, gia đình tôi cũng cất được ngôi nhà mới vào năm 72, ngôi nhà ván lợp tôn. Nhưng ở nhà mới chưa được bao lâu thì chiến tranh áp sát. Cũng như bao người khác,gia đình tôi vượt "đại lộ kinh hoàng" đi về nam. Tài sản như hồi bỏ quê ra đi, còn thua đôi quang gánh. Năm đó tôi mới học nửa năm lớp 11. Năm1972, để bù hụt những thanh niên tử nạn ở chiến trường, chính quyền Sài Gòn động viên thêm một tuổi. Bọn tội phạm chiến tranh rắp tâm muốn giết nốt những học sinh còn sót lại như tôi. Đa số học sinh hồi đó đều rơi vào cảnh động viên. Thi vào sư pham Húê để được "động viên tại chổ" Học sinh Nguyễn Hoàng một số ít vào Huế Đà Nẵng học tiếp ở các trường, với hoàn cảnh như tôi thì khó mà thi đỗ. Với nổ lực 'không di lính", ngày làm đêm tranh thủ học, tôi thi tú tài một ban b khoá ngày 2-8-72 đỗ hạng Bình, và thi đỗ vào trường sư phạm Huế. Nhưng lấy gì để ăn học? Tôi sống bằng nghề gia sư. Học sinh ở Huế ăn cơm nhà đi học cứ như không, còn tôi vất vả kiếm gạo từng ngày. Thế mà xét hoàn cảnh trao học bổng tôi chỉ được bán(chỉ một nửa). Nguỵ mà! Sau ngày thống nhất,ai cũng hớn hở về quê để hưởng thái bình , xây dựng quê hương. Những người có chút học thức như được thở không khí tự do. Nhưng rồi cũng không sống được với quê hương giải phóng đựơc bao lâu , đành nuốt hận ra đi. Tôi cũng là người ra đi sau cùng, và cũng là người duy nhất trở về lại quê hương. Như những con rùa ra biển khơi, có mấy con về lại quê hương để được đẻ trứng. Tôi là người về lại quê hương mà không được đẻ trứng! Tôi nghĩ, giá như ngày trước mình đừng thi đỗ vào trưòng Nguyễn Hoàng chắc tốt hơn! (Đã đăng ở quyển 1 "chân dung và kỷ niệm")

3 nhận xét:

  1. Ai nói là ngụy không coi trọng hiền tài?Động viên thêm một tuổi nhằm nhò gì so với mấy nhóc học lớp 7, 8 ở XHCN.Trốn làm nhiệm vụ người trai thời loạn mà có học bổng thì đúng là "NGỤY"

    Trả lờiXóa
  2. Ngoài bắc thì bỏ đá thêm cho nặng cân, xung phong vào nam giải phóng

    Trả lờiXóa
  3. Ngoài bắc thì bỏ đá thêm cho nặng cân, xung phong vào nam giải phóng

    Trả lờiXóa