Cách đây mấy hôm, trên VTV có hai ông cãi nhau về giáo dục. Một ông đạo
diển thì hùng hổ bức xúc, một ông nhà giáo thì ôn tồn điềm đạm.
Ông đạo diển chê giáo dục hỏng. Giáo dục không đem lại lợi ích, vì theo ông này giáo dục cũng làm kinh doanh.
Ông
nhà giáo thì vớt vát lại, bảo rằng trên thế giới chưa có nơi nào mà nền
giáo dục phổ biến như ở VN, ai cũng được đi học, ngay cả các nước mà
nền giáo dục tiên tiến cũng không được như vậy.
Ông đạo diển nói nên bỏ hẳn thi tốt nghiệp, vì thi tốn kém mà rất ít người hỏng.
Ông nhà giáo nói, thi tốt nghiệp để đánh giá 12 năm học, ít người hỏng chứng tỏ giáo dục tốt.
Hai ông nói đều có lý cả, nhưng chưa hiểu nhau, hay chưa nắm bắt được vấn đề cần tranh cãi.
Ông
đạo diển nói nền giáo dục hỏng. Không hoàn toàn hỏng hết, về chất lượng
chưa phát huy được người tài, nhưng về phổ cập thì đã huy động được
toàn dân đi học.
Ông đạo diển nói giáo dục cũng làm kinh doanh. Không
hoàn toàn như vậy, vì làm ra tiền là một trong nhiều mục tiêu của giáo
dục mà thôi. Thay vì nói, giáo dục chưa ứng dụng vào thực tiển thì hoàn
toàn đúng.
Còn về thi tốt nghiệp. Việc thi tốt nghiệp không sai, mà
sai vì tổ chức thi không nghiêm túc, nghĩa là không vì thi không nghiêm
túc mà bỏ thi tốt nghiệp. Mục đích thi tốt nghiệp để đánh giá một bậc
học, bâc trung học phổ thông.
Một giáo viên cấp một "chưa đạt chuẩn" lý luận như vậy có ổn không? Mờì các bạn tham gia.
Mình có ý kiến thì cũng chẳng ai nghe...
Trả lờiXóa