Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Hai chợ

Nhà tôi ở cách đều hai chợ: Phương Lang và Chợ Cạn.
 Chợ Phương Lang thì cũ kỷ , lụp xụp , xuống cấp, được xây tạm bợ từ ngày sau 75. Nhưng chợ đông dúc, nhóm lâu, đóng thúế cho nhà nước nhiều.
Còn chợ Cạn thì ngược lại, khang trang, rộng rãi, ít người, nhóm mau, đóng thuế cho nhà nước ít.
 Nơi cần họp chợ thì chợ xoàng, nơi ít cần họp chợ thì chợ xịn!
Xem ra làm chợ không theo nhu cầu mà theo dự án, địa điểm xây chợ không do dịa hình mà do mạnh chạy!

Họa thơ

Ba chục năm sau
 Bài xương Ngọc Giao
 Ngoài bảy mươi xuân thấy chửa già
 Mỗi ngày có vẻ khỏe thêm ra
 Ung dung phong độ, tim trong sáng
 Thanh thản tâm hồn, tính vị tha
 Say đắm thiên nhiên ham ngoạn cảnh
 Nâng niu tình bạn, thích thi ca
 Hình như trời đã thầm trao hẹn “
Ba chục năm sau” …vẫn có ta.

 Ba chục năm sau
 Bài họa Lê Ngọc Phái
 Ba chục năm sau đả quá ta!
 Gần lên trăm tuổi sợ chi già
 Thượng đình thiên sự luôn hồ hỡi
 Hạ giới nhân tình vẫn thiết tha
 Cũng phú, cũng thơ, mê mải vịnh
 Vừa trăng, vừa gió, miệt mài ca
 Dòng sông vĩnh cửu* vang lời nguyện
 Con cháu ngày càng thịnh vượng ra.
 Gò Vấp, Tp. HCM ĐT: 0908320606

 *Tựa đề bài thơ của Lê Ngọc Phái Duyên già Bài họa Linh Đàn
 Già thêm cốt cách cái duyên già
Mãi thấy yêu đời mãi trẻ ra
Lắm chuyện giận hờn thôi chẳng giận
 Phải điều tha thứ ấy là tha
Chữ tâm chữ nhẫn càng trân trọng
Nghĩa xóm nghĩa làng để ngợi ca
 Được thế mấy ai mà có được
Người còn phong vị với người ta.
 Q. 12. Tp. HCM ĐT: 0908857227

 Ba chục năm sau
 Bài họa Lê Ngọc Kha

 Bắc thang hỏi thử đấng trời già
 “Ba chục năn sau”... chuyện xẩy ra?
 Cõi tạm sinh thời còn gắn bó
 Vĩnh hằng định mệnh có buông tha
 Bên lề cuộc sống thơ ngâm vịnh
 Giữa chốn đời thường nhạc hát ca
 Bè bạn, gia đình vui luyến ái
 Bảy mươi vậy đủ thỏa lòng ta.
 Boston, Massachusetts

 Lão giả an chi
 Bài họa Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường
 An chi thanh thỏa chẳng chi già
 Cuốc bộ năng hành lại trẻ ra
 Kính bậc danh nhân giầu đức mến
 Học trang quân tử rộng lòng tha
 Văn chương ưa chuộng nên ham đọc
 Nhạc lý không rành vẫn thích ca
 Kết bạn tao nhân cùng xướng họa
 Nhịp cầu thơ bắc nối quê ta.
 Oklahoma city 

 An nhiên tự tại
Bài họa Phùng Trần
 An nhiên tự tại khỏe thân già
Quẳng gánh sầu lo thấy nhẹ ra
Hưởng thú điền viên vui đối ẩm
Chẳng hờn thế sự cứ buông tha
Sắt son tình nghĩa câu tương ngộ
Bền chặt Tông Đường tiếng ngợi ca
Bốn biển ngao du nguồn hứng cảm
Trao câu xướng họa khắp quanh ta.
 Carolstream, ILLINOIS

 Tâm tư
 Bài họa Lê Bá Lộc
 Tâm tư mãi mãi vẫn không già
 Thọ yểu thôi thì chớ nói ra
 Phú quý đua nhau mà nắm giữ
 Vinh hoa dành giựt chẳng buông tha
 Ngậm ngùi thế tục vang câu hứng
 Sảng khoái nhân tình vọng tiếng ca
 Một kiếp nhân sinh là mấy nhỉ ?
 Làm sao vướng bận nổi lòng ta.
 Pine hill, NJ. , USA 

 Đời thanh thản
 Bài họa Ngô Văn Giai
 Bảy chục tuổi đời chẳng thấy già
 Vẫn còn viết lách gởi nhiều ra
 Gọi mời bằng hữu lời trân trọng
 Họa vận bài thơ ý thiết tha
 Thi phú đệ huynh cùng thưởng lãm
 Tao đàn nghệ sĩ diễn ngâm ca
 Thân tâm an lạc đời thanh thản
 Thoải mái vui vầy khắp bạn ta.
 Ricmond, Virginia, August 2009

 NGÓT TRĂM
 Bài họa Trần Hào
 Thất thập "xuân xanh" hưởng tuổi già
 Bạn bè lui tới trẻ hơn ra
 Thi ca, đàm luận thêm rầm rộ
 Thời cuộc, hàn huyên cũng thiết tha
 Lắm lúc say thơ ngồi xướng họa
 Nhiều lần mê nhạc thích đàn ca.
 Ông Bành “học thọ” đâu siêu thế?
 "Ba chục năm sau"… ít quá ta!
 Văn Phong,Triệu Phong, Quảng Trị 

BÀI DỰ THI TỰ HÀO SỬ VIỆT

BÀI DỰ THI TỰ HÀO SỬ VIỆT GIAI ĐOẠN HAI KỲ 3-4
 HỌ VÀ TÊN THÍ SINH: Trần Hào Sinh ngày:10/ 01/ 1954
 Quê quán: Văn Phong, Triệu Sơn , Triệu Phong, Quãng Trị
 Hiện công tác tại: Trường tiểu học Triệu Sơn Quãng trị
 Số điện thoại:01699232530

 1/ Suy nghĩ về câu nói của vua Lê Thánh Tông: Vua Thánh Tông là vị vua thứ năm triều hậu Lê, ông là vị vua nổi tiếng nhất thời phong kiến , có đóng góp lớn với nhân dân ta về nhiều lãnh vực, …Về mở mang bờ cỏi, ông chỉ đứng sau các thời chúa Nguyễn. Có lần , ôngnghe tin quân Minh đem quân qua địa giới, ông rất lo lắng, cho người đi do thám thực hư và luôn dặn dân chúng:”Một thước núi, một tấc sông của ta lẻ nào tự tiện vứt bỏ đi được. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của vua Thái tổ để lại làm mồi cho giặc thì kẻ đó sẻ bị trừng phạt nặng” Một ông vua mà có những việc làm mở mang bờ cỏi, những lo lắng thời bình cũng như thời chiến luôn muốn tổ ấm dân tộc đuợc toàn ven bình yên, há thần dân không gắng sức giử từng tấc đất của tổ tiên để lại! Nhìn lại suốt thời gian dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chúng ta rất tự hào. Tuy qua các thời có “ngón ngắn ngón dài” nhưng rồi chúng ta cùngchung”một bàn tay”. Tuy qua các thời kỳ giữ nước ,” mạnh yếu có lúc khác nhau” mà “ hào kiệt thời nào cũng có”. Đó là nhờ tinh thần dân tộc được hun đúc qua các trang sử vẻ vang mà tổ tiên ta đã dày công viết nên, ta phải có nhiệm vụ giũ gìn và viết tiếp nếu còn có quân xâm lược! Thời nay, thời tiép , tiếp thời qua Đất nước luôn luôn đặng thái hoà Quan ải vững bền từng tâc đất Lạc Hồng thắm mải một màu da Để: Đốt nén hương trầm dâng đát tổ Hồn thiêng sông núi toả muôn nhà Đó là mong ước của nhân dân ta vậy!

 2/ Tóm tắt công lao của chúa Nguyễn trong việc mở mang bờ cỏi: Qua các trièu đại chúa Nguyễn ở đàng trong, đất nước ta không ngừng được mở mang về phương nam. Tóm lược những mở mang ấy là nêu lên công lao của các chúa Nguyễn Trong thời kỳ” Trịnh Nguyễn” phân tranh,dân ta chịu nạn nồi da xáo thịt, nhưng đó là sức ép mạnh của nhà Nguyễn ở đàng trong để mở rộng bờ cỏi vè huớng nam, nơi có nhiều đất hoang mà chủ nhân trị vì các nứoc này quá yếu . Công lao của chúa các chúa Nguyễn là mở mang bờ cỏi từ Phú Yên đến Cà Mau và các đảo thuộc quần đảo hoàng Sa va trương sa.: Năm 1611, Nguyễn Hoàng đánh Chiêm Thành lập phủ Phú Yên. Năm 1653, Nguyễn Phúc Tần đánh chiếm đến Khánh Hoà. Năm 1693, Nguyễn Phúc Chu đánh chiếm đến Bình Thuận Năm 1698,Nguyễn Hửu Cảnh kinh lược miènnam lập ra phủ Gia Định(Đồng Nai và Sài Gòn) Ngoài ra, từ năm 1708 Mạc Cửu và Mạc Thiên Tứ sát nhạp trấn Hà Tiên(Cà Mau,Bạc Liêu, Hậu Giang, Cần Thơ, Phú Quốc…)vào đất Việt Năm1732. Nguyễn Phúc Chú chiếm Vỉnh Long . bến tre Năm1753-1757, Nguyễn phúc Khoát chiếm Tân An Gò Công, TRà Vinh Sóc Trăng, Châu Đốc Sa đéc. Mải đến năm 1830, Minh Mạng sát nhập Tây Nguyên vào khu tự trị Công lao của các chúa Nguyễn thì đã rỏ, nhưng khônghiểu sao qua các ché độ mà tôi chứng kiến (TỪ TRƯỚC 1975) khônghề có một tên đường hoặc tên trường nào mang tên các chúa Nguyễn. Ở quê hương tôi, Quãng Trị, trước 1975 có ngôi trường mang tên Nguyễn Hoàng,, nhựng sau ngày quêhương hoàn toàn thóng nhát, ngôi trường thân thương cuả chúng tôi cũng không còn nửa! Tôi nghĩ, các vị chủ nhân của đất nước nên có cái nhìn mới về vấn đề này. 3/ Mạc Cửu (1655-1735) Ông là một thương gia người Lôi Châu , Quãng Đông Trung Quốc. Khi nồa Thanh lập , ôngnkhông chịu được chính sách ban đầu của nhà Thanh nên đem gia quyến vượt biển tìm mảnh đất mới. MặcCửu đén Hà Tiên năm1680, ôngchiêu mộ dân Việt các xứ Phú Quốc, Lũng Kỳ,Cần BỘT,Hương Úc, Rạch Giá Cà Mau( có vùng không thuọc Việt ngày nay) để thành lập 7 xã thôn. Nhờ dùng chính sách thông thoáng, không thu thuế, chỉ thu nông sản để bán lại con buôn nước ngoài nên chỉ thời gian ngắn dân mộ đến rất đông. Các vùng biển thuộc tây nam ngày nay( THUỘC KIÊN GIANG)là do 7 thôn xả ban đầu tạo nên. Năm1708. Mặc Cửuthần phục Nguyễn Phúc Chu và xin sát nhập những vùng khai phá vào đất Việt thành trấn Hà Tiên. Ông được chúa Nguyễn phong làm tổng đốc . Sau này con ông là Mạc Thiên Tứ cũng khai phá nhiều vùng đất nửa và cũng nhập vào đất Việt

3/. Cải cách kinh tế quan trọng nhất của Hồ Quý Ly: Hồ Quý Ly không những là nhà chính trị, sáng lập ra nhà Hồ mà còn là nhà cải cách hầu hết mọi lãnh vực, trong đó nổi bật nhất là cải cách về TIỀN TỆ. Nhận biết được tầm quan trọng của tiền tệ trongviệc lưu thông hàng hoá, năm 1396, Hồ quý Ly cho đổi tiền đồng sang tiền THÔNG BẢO HỘI SAO(TBHS), một loại tiền giấy làm bằng vỏ cây dâu. Cũng như loại tiền giấy ngày nay, TBHS có nhiều mạnh giá khác nhau và hình thức khác nhau để dễ dàng traođổi hàng hoá. Đơn vị tiền tệ caonhất bấy giờ là QUAN, 1 quan tiền đồng đổi được 1 quan 2 tiền TBHS. Ngoài ra, để nghiêm cấm làm tiền giả, Hồ Quý Ly có luật phạt nặng những người làm tiền giả, nội dungnày được in trên tờ giấy bạc để nhắc nhở răn đe. Nhờ cải cách này mà dân chúng dễ dàng trao đổi hàng hoá, góp phần phát triển kinh tế và triều đình kiểm soát được tài chánh.

4/. Kể về hội thề Đông Quan: Lê Lợi cho vây hảm thành Đông Quan (Hà Nội), tướng giặc Minh là Vương Thông xin hàng. Dân chúng kéo dến đòi giết quân Minh để trả thù cho những nạn nhân bị chúng sát hại. Nhưng Lê Lợi nghĩ: “ Nếu để hả giận trong chốc lát mà giết thì mang tiếng muôn đời giết kẻ đầu hàng , chi bằng tha chochúng để dập tắt mối hoạ chiến tranh muôn đời sau “, bèn cho chúng hàng và lập ra hội thề Đông Quan để răn dạy quân Minh! Vào ngày 16/12/1427, ở phía nam thành Đông Quan, trước mặt ba quân tướng sỉ cả hai bên, Vương Thông buộc phải đọc ‘văn hội thề”có nôi dung: _ Quân Minh phải rút trong vòng 5 tháng, kể từ ngày 29/12/1427 _ Trên đường rút quân không được làm hại dân _ Phải qua dinh Bồ Đề lạy tạ Lê Lợi trước khi về … Còn về phía ta cấp cho giặc lương thảo, ngựa xe, cả tàu chiến đẻ quân giặc rút lui! Thiết nghĩ, hành động của Lê Lợi là không ngoan, vì chúng ta cũng biếtkhông thể đánh kẻ dịch đến tận sào huyệtcuối cùng! Mà chỉ “ lấy trí nhân thay cường bạo”. Chính Quang Trung, trước khi tiến quân ra bắc phá Thanh cũng nghĩ: “giặc bị thua sẻ bẻ mặt mà dốc toàn sức để trả thù,mà chinh chiến không phải là phúc của muôn dân” Tiếc thay, bài học nhãn tiền không được tổ tiên của giặc dạy cho con cháu chúng ,để giòng máu bá quyền chảy mãi trong dòng máu giặc, để dân hai nước vốn dỉ hiền hoà phải chịu binh đao. Thật uổng cho tấm lòng nhân đạo của tổ tiên ta vậy!

5/. Đoạn trong”bình ngô đại cáo”thể hiện như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai : “ Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt vào giữa thế kỷ thứ 13, được xem nhưlà bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nhân dân ta. Gần 200 năm sau, trong bài”bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trải có đoạn văn đầu được thể hiện nhưlàbản tuyên ngôn độc lập lần hai. : .”..Như nước Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Nước non bờ cõi đã chia, Phong tục bắc nam cũng khác;” Chỉ mấy câu đơn giản đó, mà tác giả xác định chủ quyền: về lịch sử dựng nuớc. về bờ cỏi , về dân tộc. Như là điều hiển nhiên, không cần nói dài dòng. “Từ Triệu, Đinh,Lý, Trần bao đời xây nền độc lập; Cùng Hán ,Đường, Tống,Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương ;” Tác giả đưa lên bàn cân để đối trọng, qua các trièu đại vẫn tồn tại song song mà lịch sử hai nước còn ghi. “Tuy mạnh yéu có lúc khác nhau, Song hào kiệt thời nào cũng có.” Lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà đầy uy lực, ngầm cảnh cáo giặc những trận Bạch Đằng, Hàm Tử…! Tóm lại, chỉ mấy câu trong cáo bìnhngô mà Nguỹên Trãi đã viết nên một bản tuyên ngôn độc lập không những cho một triều đại, mà cho cả dân tộc ta suốt mọi thời đại.

Câu đối tặng anh Phấn

Anh Lê Văn Phấn người làmg Bích LaĐông, nổi tiếng học giỏi trường Nguyễn Hoàng Quãng Trị., anh cũng là bợm rượu.
Anh chết lúc 65 tuổi khi xách chai qua cầu Bích La tìm bạn Lưu Linh.
 Ngày viếng anh , đồng môn Nguỹên Hoàng yêu cầu tôi làm câu đối tặng anh, tôi ứng khẩu làm ngay:

- Tưởng đâu, xách chai tìm được bạn Lưu Linh mới sướng.
 -Té ra, trầm mình mò ra thầy Khuất Nguyên cũng đã.

 Cái chết được nâng lên, anh Phấn ở dưới suối vàng cũng sướng,tôi thì tự hào làm được câu đối vừa ý

Bài thơ tình đầu tiên

Năm1973 là năm chín muồi tình yêu trong tôi. Ai nói không yêu nhiều người, nhưng nhiêu người cùng một lúc thì khong đủ sức! Trước đó tôi dã yêu hai người, đều trước hè đỏ lửa , sau đỏ lửa nhiều áp lực, tình tôi tịt ngòi khi mô không biết. Khi đó tôi đang học trường sp Huế, một buổi nọ tôi nhìn qua nhà vòm bên cạnh thấy cô bé quê mùa bình thường không để ý, sáng nào cũng nhìn riết đâm phải để ý.Rồi tình yêu đến với tôi khi nào không biết.Và lần đầu tôi làm thơ, đó là bài thơ tình như thế này:

 Một buổi sáng thần tiên,
 Anh nhìn em ,mắt huyền thơ dại.
 Chiều nay lạnh, càng lạnh hơn.
 Anh nhớ em ,sao không ra tựa cửa cùng anh
 Em ít nhìn anh ,sao em ít nhìn,?
 Em ít nói, tiếng sao nhí nhảnh!
 Giọng hay hay anh uống từng lời.
 Rồi cũng từ ấy anh hút thuốc,
 Khói thuốc tàn cuộn theo gió đến tai em.
 Anh gửi theo khói thuốc,
 Những ẩn tình anh muốn tỏ cùng em.
 Nghe không em mắt huyền mê mải,
 Mi trỉu sầu anh thấy chơi vơi.
 Như giấc mơ anh hoà quyện với đất trời:
 Yêu em lắm, trời ơi yêu em lắm.!

 Bài thơ bị bỏ quên, ba mươi lăm năm sau, nhờ bạn tôi làm phó bien tập một tờ báo cấp tỉnh, mới được cho đăng trên tờ báo bạn tôi làm phó. Tôi biết nhờ chiếu cố mà nó(bài thơ) không bị bỏ quên. Nhưng đối với tôi bài thơ này là hay nhất trong số bài tôi làm sau này, nó là đứa con so tôi yêu thương vì mẹ nó không còn nửa!

ngày nhập môn

Niềm mơ ước của mình đã thành hiện thực, gia nhập thế giới blog .
Ngấp nghé lục tuần có được niềm vui này mà mừng như trẻ được quà, các bạn có tội nghiẹp cho "ông già" này không?
Nếu các ban nói "có", tức các bạn dã chia sẻ với đồng loại những vui buồn trần thế, cơ sở cho lòng nhân con người!
 Được nói lên tâm sự của mình cho thế giới biết, đó là nhờ công của blog: thanhculanblogspot.com, nhưng trựctiếp mở được blog là nhờ blogger hot: tran quang thang.
 Hy vọng vớicái tên như cái tính,"hiên hoà", sẻ nhẹ nhàng đén với thế giới blog không ồn ào, nhưng không xuề xoà, quyết liệt nhưng không căng thẳng(họ nóng lên là mình rút, không có vinh quang nào là đổ máu).
Nhưng viết gì không dúng ý bọ thì nhờ bọ nhắc nhở, vổ về, đừng vội vồ vập mà tội cho cháu choa, mẹ choa, họ cần choa lắm.

Người hoá khỉ

Chúng nó có bốn người đều là tú tài thời hiện đại.
 Đang ngồi uống rượu trong quán, cách chổ tôi ngồi chỉ bức liếp, tiêng chúng bàn tán nghe rõ lắm:
-Bọn học lớp tao ngu vô giáo viên chừ được sướng, tao học hơn hắn không ưa nhà giáo chừ làm ruộng khổ.
Đời!
 _Họ nói khỉ hoá thành người có không bay hè?
 _Răng bữa ni không thấy con khỉ mô hoá thành người cả.
 _Mi ngu rứa, họ không cho hoá nửa, hoá nửa người nhiều nuôi ngạ à.
 Tôi nín cười ,thế hệ của Dacuyn! Không nhịn được phải bật thành tiếng,chúng im bặt, tôi nói:
 _Khỉ không hoá thành người, nhưng người hoá thành khỉ là có.
Chúng nhao lên hỏi:
 _Ai ? Ai?
 _Chúng mày đó, chúng mày hoá thành khỉ hết rồi!!!

Thương tâm

Tôi là thầy giáo sắp nghĩ hưu, phải chứng kiến cảnh thương tâm: Những giáo sinh mới ra trường!
 Các cháu là những giáo viên hợp đồng ngắn hạn, đầu năm ra mắt rầm rộ, cuối năm lần lượt chia tay, đầu năm mặt mày hớn hở, giưã năm mặt mày lo lắng, cuối năm ỉu xịu ra về. _cô giáo dạy tin, tốt nghiệp cao dẳng sư pham tin, nhà cách trường 25 cs, đi về thường xưyên vì tiết phân bố rộmg, về đến nhà trời tối mịt, luơng hợp đồng 8 tr đủ tiêu, lỗ tiền xăng. Rứa mà cháu rất phấn khởi, dược 3 tháng hết hợp đồng, lý do hết tiền.! Một buổi sáng học sinh đến lớp thì cô đi rồi, học sinh ngơ ngác đợi cô, sách tin học mua về còn mới.!Người ơi găp gở làm chi!Tôi dã chứng kiến những giọt nuớc mắt của cô, của trò, tôi cũng khóc, nhưng nước mắt đã cạn. _Rồi thầy thể dục, thầy dạy vẽ,cô dạy nhạc... lần lượt ra đi...Rồi nhà trường năm sau lại hợp đồng, lại chia tay...
 Từ khi trường tôi lên chuẩn quốc gia sôi động hẳn lên,đi về tấp nập, chia tay mệt nghỉ... Đau lòng cho các cháu mấy tháng làm thầy,cô, giờ các cháu đang ởđâu?
Đau lòng cho ba mẹ các cháu, nuôi con ăn học nợ chưa trả, khóđòi., vất vưởng...

Tự vịnh

Hienhoa mà nổi tiếng thì không cần nhọc công viết lý lịch, có cả bộ máy về quê bới long tìm vết, lục lọi mười lăm đời tổ...mà xông hơi thơm phức, khi đó Hienhoa chi cũng tốt hết.
Nếu là nhà thơ nổi tiếng thì tìm khắp cho được "tiên sinh" đã từng yêu ai, bài thơ này làm tặng cho ai... và nhiều thiên tình sử ly kỳ thêu dệt bằng thích, những cô nàng không yêu Hienhoa khi đó hối hận thì muộn rồi. Đó chỉ là mơ, thực tế làHienhoa tự viêt lý lịch có bạn bè còn sống làm chứng, nói sai cứ comment mà chửi. Lý lịch sơ sài như sau: Sinh ra tại vùng quê nghèo Quãng Trị, lớn lên trong một gia đình đã ba đời ăn gộc chuối. Thuở nhỏ học trường làng thời chiến vùng quê. Thi vào dệ thất trường Trung học Nguyễn Hoàng với vị thứ 13 năm 1966! Thi tú tài 1 đỗ hạng bình năm 1972. Từ đó vào nghề dạy học chứ không học thêm văn hoá ở trường nào cả. Hiên nay vẫn sống nhờ nghề dạy học,; một trong số rất hiếm hoi những người thầy trước 1975 còn đứng trên bục giãng! Rất tự hào là được học sinh mến yêu, đồng nghiệp ganh ghét và lãnh đạo trù dập.Rất tự hào hiện nay còn biết làm thơ, câu đối. Rất tự hào còn bbố mẹ trên 85, cặp uyen ương già nhất xã. Rất tự hào hiện nay vẫn yêu nghề , yêu người, lạc quan...
Lý lịch Hienhoa chỉ có thế nhưng rất trân trọng vì không man khai, nghe đơn giản nhưng thực hiẹn là khó đấy, nếu tất cả mọi HÀNH ĐỘNG đều giữ được chử TÂM