NHÂN SINH QUAN: Chuyện thường ngày
Đa số trong những người "không thay đổi gì mô" là những kẻ cơ hội. Kẻ cơ hội luôn hưởng lợi trong tất cả cuộc chiến.
Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013
NHÂN SINH QUAN: Chuyện thường ngày
NHÂN SINH QUAN: Chuyện thường ngày
Đa số trong những người "không thay đổi gì mô" là những kẻ cơ hội. Kẻ cơ hội luôn hưởng lợi trong tất cả cuộc chiến.
Đa số trong những người "không thay đổi gì mô" là những kẻ cơ hội. Kẻ cơ hội luôn hưởng lợi trong tất cả cuộc chiến.
NHÂN SINH QUAN: Chuyện thường ngày
NHÂN SINH QUAN: Chuyện thường ngày
Đa số trong những người "không thay đổi gì mô" là những kẻ cơ hội. Kẻ cơ hội luôn hưởng lợi trong tất cả cuộc chiến.
Đa số trong những người "không thay đổi gì mô" là những kẻ cơ hội. Kẻ cơ hội luôn hưởng lợi trong tất cả cuộc chiến.
Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013
Bài thơ tình cuối cùng(tính đến hôm nay)
Để
thay đổi không khí, mời các bạn đọc bài thơ tình mới nhất của tôi, nói
mới nhưng cũng cách đay 3 năm, không ngờ u60 mà còn làm được thơ tình
nhờ trải nghiệm thực tế
Hạnh phúc muộn màng
Chúng ta đến với nhau ,muộn rồi phải không anh!
Nhưng cuộc đời mấy chốc,
Dù muộn mà đậm đà hạnh phúc
Còn hơn le lói suốt cuộc đời.
Chúng ta trao nhau phút giây êm đẹp
CHỉ có hai ta trên cuộc đời này.
Những ngày có anh bầu trời cao hẳn,
Gió thoáng mát và mặt trời dịu nắng.
Em như con chim ríu rít , tung tăng.
Anh như bóng mát dịu dàng .
Em tự tin bước nhịp bước nhẹ nhàng.
Những ngày qua chứa chan kỷ niệm!
Đời nhọc nhằn em đã quên đi.
Ta bên nhau dìu qua phố hẹp diệu kỳ,
Em nủng nịu, anh nhìn mà tội nghiệp.
Người phố lạ nhìn hai ta ngơ ngác,
Thầm ghen chúng mình hai đứa đẹp đôi.
Ngày tháng êm đềm rồi cũng qua mau
Em nhớ lại còn ngây ngất hạnh phúc.
Giờ mới biết tình yêu là có thực,
Trên đời này dù còn lắm thương đau.
Ta giữ mải tình yêu anh nhé,
Chở nhau đi suốt đoạn cuối cuộc đời
Bù cho nhau mất mát lâu rồi!
Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013
Nguyễn Lang ngày ấy.
Ngày ấy Lang ở thị xã Quãng Trị, trên đường Gia Long gần bờ sông Thạch Hãn. Buổi đầu tiên nhập học lớp đệ thất niên khóa 66-67 tôi nhận diện Lang ngay, mái tóc quăn, mắt lé mà sau này chúng tôi đặt cho Lang biệt danh là "Lang nheo". Lang học khá, đặc biệt các môn xã hội, hồi đó chúng tôi còn khờ khạo thì Lang đã biết tên các nước phe XHCN, Lang nhận xét Mỷ đánh CS sao không dánh thằng Cuba sát nách mà đem quân qua VN, rồi Lang kết luận là Mỷ xâm lược!Lang rất có năng khiếu về âm nhạc, những bản nhạc về dân ca Lang hát say mê và hát rất cuốn hút. Hồi còn học đệ ngủ Lang đã sáng tác được nhạc, bài hát này Trần Đại Hồng trưởng lớp còn nhớ và hát lại 30 năm sau tại cuộc gặp đầu tiên năm 1999 do Thy Tuyết tổ chức, Trưởng lớp mình ngày đó tóc chưa bạc, dáng dáp rất nghẹ sỷ, đứng lên chào các bạn khóc sướt mướt như trẻ con, rồi hát tặng các bạn bản nhạc của Nguyễn Lang, đưa chúng ta về buổi đầu mới chớm yêu, rất tiếc nhân vật chính của bài hát là VTQ không có mặt để mà ngây để mà ngất tình yêu của thuở học trò; Sau này tôi có nói lại với VTQ, "bà ta" đượm buồn mong một lần gặp lại người xưa!
Ngày ấy Lang là thần tượng của tôi. Với tôi, Lang trưởng thành trước tuổi, tôi thường lẻo đẻo theo Lang để mà học hỏi, để mà chiêm ngưởng. Tôi thường về nhà Lang ngủ lại . Nhà Lang hồi đó có ông bố cả ngày không nói một tiếng, bà chị góa bụa luôn im ỉm trong phòng riêng, anh Thái đang học bác sỷ ít khi về, có một anh trung úy thông tin tôi chưa hề gặp, bà chị của Lang rất đẹp là vợ của thầy Thăng dạy trường Nam tiểu học mà sau 75 đi xe thồ bị cướp giết chết bà trờ thành tâm thần.
Sau 75 tôi gặp lại Lang bán sách vở tại chợ Đông Hà, lúc này mọi tinh hoa của Lang thời đi học tạm lắng xuống để nhường chổ cho sinh nhai, những quyển sách mà Lang bày bán Lang xem như những món hàng sinh lợi như những mớ rau con cá, không còn chứa một tâm hồn nào cả, lời Lang nói như vậy.
Những năm rộ lên hội ngộ Nguyen Hoàng không thấy Lang viết lách gì, nghe nói đã bỏ vợ con vào nam lập nghiệp, trên CDKN quyển một có đăng địa chỉ của Lang tại Buôn Mê với số điện thoại mà tôi không gọi được. Mấy tháng trước có nghe QT nói đi thăm Lang ốm tại BV Sài Gòn. Hôm vào SG tình cờ gặp lại LĐTThành một thời lảng đảng với Lang, nói bây giờ Lang bị bệnh tim, tôi hẹn cùng Thành đi thăm Lang nghe nói ở Q3, đến ngày hẹn hỏi Thành đang ở Bình Dương nói không biets rõ địa chỉ của Lang ở mô, ngày sau ngoài Quãng Trị điện vào về gấp bố cấp cứu, tôi đang ở bệnh viện thì Quân gọi Lang đã mất hiện đưa về Đông Hà chiều mai đi đám. Thôi rồi, mau quá Lang ơi, tài năng sớm nở vội tàn. Một nén nhang lòng tôi thắp lên trong tim cầu mong bạn sớm siêu thoát, mừng cho bạn thoát kiếp nợ làm người.!!!.
Ngày ấy Lang là thần tượng của tôi. Với tôi, Lang trưởng thành trước tuổi, tôi thường lẻo đẻo theo Lang để mà học hỏi, để mà chiêm ngưởng. Tôi thường về nhà Lang ngủ lại . Nhà Lang hồi đó có ông bố cả ngày không nói một tiếng, bà chị góa bụa luôn im ỉm trong phòng riêng, anh Thái đang học bác sỷ ít khi về, có một anh trung úy thông tin tôi chưa hề gặp, bà chị của Lang rất đẹp là vợ của thầy Thăng dạy trường Nam tiểu học mà sau 75 đi xe thồ bị cướp giết chết bà trờ thành tâm thần.
Sau 75 tôi gặp lại Lang bán sách vở tại chợ Đông Hà, lúc này mọi tinh hoa của Lang thời đi học tạm lắng xuống để nhường chổ cho sinh nhai, những quyển sách mà Lang bày bán Lang xem như những món hàng sinh lợi như những mớ rau con cá, không còn chứa một tâm hồn nào cả, lời Lang nói như vậy.
Những năm rộ lên hội ngộ Nguyen Hoàng không thấy Lang viết lách gì, nghe nói đã bỏ vợ con vào nam lập nghiệp, trên CDKN quyển một có đăng địa chỉ của Lang tại Buôn Mê với số điện thoại mà tôi không gọi được. Mấy tháng trước có nghe QT nói đi thăm Lang ốm tại BV Sài Gòn. Hôm vào SG tình cờ gặp lại LĐTThành một thời lảng đảng với Lang, nói bây giờ Lang bị bệnh tim, tôi hẹn cùng Thành đi thăm Lang nghe nói ở Q3, đến ngày hẹn hỏi Thành đang ở Bình Dương nói không biets rõ địa chỉ của Lang ở mô, ngày sau ngoài Quãng Trị điện vào về gấp bố cấp cứu, tôi đang ở bệnh viện thì Quân gọi Lang đã mất hiện đưa về Đông Hà chiều mai đi đám. Thôi rồi, mau quá Lang ơi, tài năng sớm nở vội tàn. Một nén nhang lòng tôi thắp lên trong tim cầu mong bạn sớm siêu thoát, mừng cho bạn thoát kiếp nợ làm người.!!!.
Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013
Trí tuệ của tư bản đỏ
"Tư bản đỏ" để chỉ một thành phần nhỏ tầng lớp xã hội giàu lên nhờ nền kinh tế XHCN mở cửa từ khi đổi mới,họ là thành phần hoặc vợ con cháu của vip, hoặc những người biết móc nối với vip, họ được vip ưu tiên dành cho nhiều dự án béo bở, làm ăn gian dối mà phất lên. Trí tuệ của vip được nhặt nhạnh trong tầng lớp vô sản nên cũng hạn chế về trí tuệ; tư bản đỏ không phải giỏi về chuyên môn mà nhờ biết đi đêm với vip nên giàu lên, trí tuệ của họ cũng nhềnh nhàng như vip. Thí dụ trường hợp Bầu Đức.
Vừa rồi, TSKT ALPhan nói chính phủ tung gói ba chục ngàn tỷ ra cứu BĐS là vô ích, ông ta nói nên để nó rơi tự do, điều này thì ai cũng rõ, riêng chính phủ và Bầu Đức không rõ là do lợi ích của mình mà thôi. Bầu Đức nói ông TS Aphan là "vô văn hóa", "chưa thành đạt"...nói theo kiểu bỏ bóng đá người, nghĩa là không đưa ra lập luạn thuyết phục để bác lại Aphan mà chỉ nhằm vào cá nhan của ông ta mà đả kích.
Ai cũng biết nhà nước vổ béo bọn tư bản đỏ BĐS, vì đa số có dính líu với quan nhà nước, vợ con họ hoặc trực tiếp, hoặc hùn vốn với bọn chúng, để chết BĐS là chết vợ con quan. Ta thử bàn về gói hổ trợ ba chục ngàn tỷ nhằm hổ trợ cho ai.
Bọn quan nha ra rả nói hổ trợ cho người nghèo mua nhà?Theo như ông Bộ trưởng bộ xây dựng, nhà giá rẻ thì ông bộ trưởng tiết kiệm bốn chục năm không ăn không tiêu mới mua nổi!Vậy nhà mà chính phủ nói cứu không phải giá rẻ thì dân nghèo làm sao sờ tới được.
Trong lúc các nhà đầu tư nhà ở không chịu hạ giá thành xuống cho hợp lý để dân dể tiếp cận, mà để giá trên trời rồi yêu cầu nhà nước cho vay lãi suất thấp để mua nhà!
Vậy nguyên nhân do đâu? Nguyên nhân ở chổ, các ngân hàng định giá nhà thế chấp quá cao để cho BĐS vay, đến khi thu hồi vốn thì không trả được, BĐS chỉ nhà thế chấp nói với ngân hàng:"tau trả không được thì nhà đó mi lấy đi", vì định giá quá cao khi lấy lại bán sao lấy lại vốn để bù cho ngân hàng.
Ba chục ngàn tỷ nhằm cứu ngân hàng thu lại vốn(mặc dù nguy cơ đối mặt với vay mới là người mua nhà),cứu BĐS bán được nhà có lãi cao, chứ không vì một thằng "dân nghèo được mua nhà" , câu nói của quan chỉ để mỵ dân mà thôi.
BĐS đền bù đất giá quá bèo, bán lại cho dân giá quá cao, ai có tiền nhiều đã mau nhà rồi, Bọn tư bản đỏ BĐS và bọn VIP tưởng dân còn có tiền mua được nên làm thêm mấy phi vụ nửa, bằng cách định giá nhà thế chấp quá cao vay ngân hàng làm nhà tiếp, đến khi bán không được thì xin nhà nước mở. Bọn chúng ăn no rồi nen để chúng đền tội, nên thả cho nó chết để giá nhà trở lại với túi tiền của dân. Điều này ai cũng hiểu, chỉ có VIP và tư bản đỏ BĐS không hiểu, không phải bọn chúng ngu mà vì tham quá hóa Lú.
Vừa rồi, TSKT ALPhan nói chính phủ tung gói ba chục ngàn tỷ ra cứu BĐS là vô ích, ông ta nói nên để nó rơi tự do, điều này thì ai cũng rõ, riêng chính phủ và Bầu Đức không rõ là do lợi ích của mình mà thôi. Bầu Đức nói ông TS Aphan là "vô văn hóa", "chưa thành đạt"...nói theo kiểu bỏ bóng đá người, nghĩa là không đưa ra lập luạn thuyết phục để bác lại Aphan mà chỉ nhằm vào cá nhan của ông ta mà đả kích.
Ai cũng biết nhà nước vổ béo bọn tư bản đỏ BĐS, vì đa số có dính líu với quan nhà nước, vợ con họ hoặc trực tiếp, hoặc hùn vốn với bọn chúng, để chết BĐS là chết vợ con quan. Ta thử bàn về gói hổ trợ ba chục ngàn tỷ nhằm hổ trợ cho ai.
Bọn quan nha ra rả nói hổ trợ cho người nghèo mua nhà?Theo như ông Bộ trưởng bộ xây dựng, nhà giá rẻ thì ông bộ trưởng tiết kiệm bốn chục năm không ăn không tiêu mới mua nổi!Vậy nhà mà chính phủ nói cứu không phải giá rẻ thì dân nghèo làm sao sờ tới được.
Trong lúc các nhà đầu tư nhà ở không chịu hạ giá thành xuống cho hợp lý để dân dể tiếp cận, mà để giá trên trời rồi yêu cầu nhà nước cho vay lãi suất thấp để mua nhà!
Vậy nguyên nhân do đâu? Nguyên nhân ở chổ, các ngân hàng định giá nhà thế chấp quá cao để cho BĐS vay, đến khi thu hồi vốn thì không trả được, BĐS chỉ nhà thế chấp nói với ngân hàng:"tau trả không được thì nhà đó mi lấy đi", vì định giá quá cao khi lấy lại bán sao lấy lại vốn để bù cho ngân hàng.
Ba chục ngàn tỷ nhằm cứu ngân hàng thu lại vốn(mặc dù nguy cơ đối mặt với vay mới là người mua nhà),cứu BĐS bán được nhà có lãi cao, chứ không vì một thằng "dân nghèo được mua nhà" , câu nói của quan chỉ để mỵ dân mà thôi.
BĐS đền bù đất giá quá bèo, bán lại cho dân giá quá cao, ai có tiền nhiều đã mau nhà rồi, Bọn tư bản đỏ BĐS và bọn VIP tưởng dân còn có tiền mua được nên làm thêm mấy phi vụ nửa, bằng cách định giá nhà thế chấp quá cao vay ngân hàng làm nhà tiếp, đến khi bán không được thì xin nhà nước mở. Bọn chúng ăn no rồi nen để chúng đền tội, nên thả cho nó chết để giá nhà trở lại với túi tiền của dân. Điều này ai cũng hiểu, chỉ có VIP và tư bản đỏ BĐS không hiểu, không phải bọn chúng ngu mà vì tham quá hóa Lú.
Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013
Tòa xử án
Phiên tòa xử nông dân Đoàn Văn Vươn và đồng bọn can tội giết người và các bà vợ của họ can tội chống người thi hành công vụ. Song song vụ án đó, còn xử tiếp vụ quan Tiên Lảng can tội hủy hoại tài sản công dân và tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hiệu quả nghiêm trọng. Phiên tòa này dự kiến xử trong vài ngày tới, nhưng kịch bản được coi là có hậu mà tác giả tưởng tượng ra:
Trong phòng xử án công khai sáng nay, như những phiên tòa nhạy cảm khác được xử công khai, màu áo công an đồng phục chiếm lỉnh màu áo đa sắc màu của dân.
_Xử Đoàn Văn Vươn.
Tòa:Ngươi nhận tội giết người không?
Vươn:Rất tiếc trong trường hợp này thảo dân không giết được bọn chúng.
Tòa:Vậy ngươi thừa nhận giết nguwoif mà không thành?
Vươn:Đúng vậy. Giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh! Thảo dân làm ăn lương thiện, vô cớ bọn chúng mang danh nghĩa chính quyền dùng súng tấn công cuộc sống yên ổn của thảo dân. Rất tiếc vì vủ khí thô sơ thảo dân không giết chết được bọn chúng.
Tòa : Những chiến sỉ được chính quyền cử đến để cưởng chế mà ngươi cho là giặc à?
Vươn: Cưởng chế sai thì cũng là giặc.
Tòa hội ý mười phút..
Tòa tuyên án:Công dân Đoàn Văn Vươn tự vệ chính đáng, tòa tuyên vô tội!
_Xử các bà vợ của bị cáo.
Tòa:Ngươi nhận tội chống người thi hành công vụ không?
Vợ:Không
Tòa:Khi xẩy ra sự cố ngươi ở đâu?
Vợ: Thảo dân nghe tiếng súng nổ, thảo dân hoảng qua bồng con bỏ chạy để giữ gìn thế hệ mai sau thoát khỏi thời nhiểu nhương loạn lạc.
Tòa nghị án 10 phút..
Tòa tuyên án các bà vợ này không có mặt tại hiện trường thì không thể chống lại ai cả. Các bà còn có công bảo vệ con nhỏ, xứng đnags là mẹ VNAH nửa.
_Xử Nguyễn Văn Khanh .
Tòa : Ngươi làm quan không lãm nhà cho dân ở còn phá nhà dân, ngươi biết tội chưa?
Khanh: Oan cho tôi quá. Lúc đầu tôi là người chống lại lệnh cưởng chế quyết liệt, nhưng vì nguyên tắc đa số của đảng nên tôi phải chịu lép vế. Bọn cơ hội muốn trừ khử một con người trung hậu hiếm hoi còn sót lại thời nay, nên chúng hùa nhau giao cho tôi làm cái trưởng ban cưởng chế. Chính từ cưởng chế là dùng vủ lực để bắt mọi người nghe theo, súng để bắn những ai chống lại, xe ủi để san những chướng ngại trên hiện trường, trả lại mặt bằng thông thoáng cho dự án thi công. Tòa không ra lệnh bắt người chuyên môn ra quyết định thu hồi đất sai mà lại bắt người thi hành lệnh cưởng chế là không thực tế.
Tòa:Ngươi nói có lý.Tòa không cần hội ý với ai mà quyết định ngươi trắng án!
_Xử Chủ tich huyện Tiên Lãng.
Tòa:Ngươi can tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Chủ tich: Không đúng, chủ trương thu hồi dất và lệnh cưởng chế được cấp ủy từ tỉnh đến huyện họp thảo luận rồi triển khai thực hiện, một mình tồi không làm được. Từ nghị quyết đó tôi rất có tinh thần trách nhiệm giám sát thi hành, không bỏ qua một khâu nào trong việc thực thi nghị quyết thì làm sao nói tôi thiếu tinh thần. Hậu quả nghiêm trọng đó là do sai hệ thống!
Tòa:Ngươi nói đúng. Tòa tha bỏng.
_Xử chuyên môn môi trường Tiên Lảng.
Tòa:Không ai sai cả, vậy ngươi tham mưu với cấp ủy sai gây hậu quả nghiêm trọng chứ còn ai.
Môi trường:Oan cho thảo dân quá oan quá. Thảo dân đã đưa ra văn bản này nghị định nọ nhằm thuýết phục cấp ủy, nhưng với bản chất vụ lợi, ngồi xổm lên pháp luật nên cấp ủy không nghe theo lời tham mưu của tôi, còn nói tôi chỉ là ban giúp việc cho chính quyền. Vả lại quyền sinh quyền sát của tôi nằm trong tay các ổng cả. Mong đèn trời soi xét.
Tòa:Xét thấy thực tế ngươi chỉ là quân tham mưu, không quyết định được việc gì, tuy nhiên ngươi cũng chưa có đủ dũng cảm từ chối làm hồ sơ thu hồi đất. Tòa tuyên án ngươi lảnh 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Tòa tự nói với mình:Không ai sai cả, không lẻ mình sai?
Cả hội trường nhao nhao:Tòa sáng suốt tòa sáng suốt!!!
Trong phòng xử án công khai sáng nay, như những phiên tòa nhạy cảm khác được xử công khai, màu áo công an đồng phục chiếm lỉnh màu áo đa sắc màu của dân.
_Xử Đoàn Văn Vươn.
Tòa:Ngươi nhận tội giết người không?
Vươn:Rất tiếc trong trường hợp này thảo dân không giết được bọn chúng.
Tòa:Vậy ngươi thừa nhận giết nguwoif mà không thành?
Vươn:Đúng vậy. Giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh! Thảo dân làm ăn lương thiện, vô cớ bọn chúng mang danh nghĩa chính quyền dùng súng tấn công cuộc sống yên ổn của thảo dân. Rất tiếc vì vủ khí thô sơ thảo dân không giết chết được bọn chúng.
Tòa : Những chiến sỉ được chính quyền cử đến để cưởng chế mà ngươi cho là giặc à?
Vươn: Cưởng chế sai thì cũng là giặc.
Tòa hội ý mười phút..
Tòa tuyên án:Công dân Đoàn Văn Vươn tự vệ chính đáng, tòa tuyên vô tội!
_Xử các bà vợ của bị cáo.
Tòa:Ngươi nhận tội chống người thi hành công vụ không?
Vợ:Không
Tòa:Khi xẩy ra sự cố ngươi ở đâu?
Vợ: Thảo dân nghe tiếng súng nổ, thảo dân hoảng qua bồng con bỏ chạy để giữ gìn thế hệ mai sau thoát khỏi thời nhiểu nhương loạn lạc.
Tòa nghị án 10 phút..
Tòa tuyên án các bà vợ này không có mặt tại hiện trường thì không thể chống lại ai cả. Các bà còn có công bảo vệ con nhỏ, xứng đnags là mẹ VNAH nửa.
_Xử Nguyễn Văn Khanh .
Tòa : Ngươi làm quan không lãm nhà cho dân ở còn phá nhà dân, ngươi biết tội chưa?
Khanh: Oan cho tôi quá. Lúc đầu tôi là người chống lại lệnh cưởng chế quyết liệt, nhưng vì nguyên tắc đa số của đảng nên tôi phải chịu lép vế. Bọn cơ hội muốn trừ khử một con người trung hậu hiếm hoi còn sót lại thời nay, nên chúng hùa nhau giao cho tôi làm cái trưởng ban cưởng chế. Chính từ cưởng chế là dùng vủ lực để bắt mọi người nghe theo, súng để bắn những ai chống lại, xe ủi để san những chướng ngại trên hiện trường, trả lại mặt bằng thông thoáng cho dự án thi công. Tòa không ra lệnh bắt người chuyên môn ra quyết định thu hồi đất sai mà lại bắt người thi hành lệnh cưởng chế là không thực tế.
Tòa:Ngươi nói có lý.Tòa không cần hội ý với ai mà quyết định ngươi trắng án!
_Xử Chủ tich huyện Tiên Lãng.
Tòa:Ngươi can tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Chủ tich: Không đúng, chủ trương thu hồi dất và lệnh cưởng chế được cấp ủy từ tỉnh đến huyện họp thảo luận rồi triển khai thực hiện, một mình tồi không làm được. Từ nghị quyết đó tôi rất có tinh thần trách nhiệm giám sát thi hành, không bỏ qua một khâu nào trong việc thực thi nghị quyết thì làm sao nói tôi thiếu tinh thần. Hậu quả nghiêm trọng đó là do sai hệ thống!
Tòa:Ngươi nói đúng. Tòa tha bỏng.
_Xử chuyên môn môi trường Tiên Lảng.
Tòa:Không ai sai cả, vậy ngươi tham mưu với cấp ủy sai gây hậu quả nghiêm trọng chứ còn ai.
Môi trường:Oan cho thảo dân quá oan quá. Thảo dân đã đưa ra văn bản này nghị định nọ nhằm thuýết phục cấp ủy, nhưng với bản chất vụ lợi, ngồi xổm lên pháp luật nên cấp ủy không nghe theo lời tham mưu của tôi, còn nói tôi chỉ là ban giúp việc cho chính quyền. Vả lại quyền sinh quyền sát của tôi nằm trong tay các ổng cả. Mong đèn trời soi xét.
Tòa:Xét thấy thực tế ngươi chỉ là quân tham mưu, không quyết định được việc gì, tuy nhiên ngươi cũng chưa có đủ dũng cảm từ chối làm hồ sơ thu hồi đất. Tòa tuyên án ngươi lảnh 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Tòa tự nói với mình:Không ai sai cả, không lẻ mình sai?
Cả hội trường nhao nhao:Tòa sáng suốt tòa sáng suốt!!!
Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013
Gần tháng rồi xa vi tính, về nhà mở ra là gặp xốc: Kết án Đoàn Văn Vươn tội giết người!
Để cầu mong một phiên tòa sáng suốt, tôi viet vở kịch ngắn: Tòa xử án
Tòa: Nhà ngươi biet tội chưa?
Vươn:Tội gì?
Tòa:Giết người!
Vươn:Rất tiếc là tôi chưa giết người.
Tòa:Ngươi còn hối tiếc hành động của ngươi không thành công?
Vươn:Đúng
Tòa :Tại sao?
Vươn: Người ta nói "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh", tôi chỉ tự vệ, rất tiếc vủ khí thô sơ không giết được bọn chúng.
Tòa:Chính quyền đang thi hành lệnh cưởng chế mà ngươi gọi là giặc?
Vươn: Thủ tướng đã kết luận cưởng chế là sai.
Tòa:Đó là kết luận về sau này.
Vươn:Đó là chính quyền bíêt sai sau tôi mà thôi, trước sau gì cũng sai.
Tòa:Mà những người anh làm bị thương chỉ là người thi hành.
Vươn: Tôi biết họ cũng là những người đáng thương, nhưng họ nghe lệnh của người khác phá nhà tôi thì tôi phải chống trả.
Tòa:Sao ngươi biết họ phá nhà?
Vươn:Không lẻ họ đem cả một đội quân đến nhà tôi chỉ để diểu binh?, và sau này họ đã phá đó thôi.
Tòa nghị án 10 phút rồi tuyên án:
Nhân danh tòa án nước CHXHCNVN, tòa tuyên án công dân Đoàn Văn Vươn vô tội.
Để cầu mong một phiên tòa sáng suốt, tôi viet vở kịch ngắn: Tòa xử án
Tòa: Nhà ngươi biet tội chưa?
Vươn:Tội gì?
Tòa:Giết người!
Vươn:Rất tiếc là tôi chưa giết người.
Tòa:Ngươi còn hối tiếc hành động của ngươi không thành công?
Vươn:Đúng
Tòa :Tại sao?
Vươn: Người ta nói "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh", tôi chỉ tự vệ, rất tiếc vủ khí thô sơ không giết được bọn chúng.
Tòa:Chính quyền đang thi hành lệnh cưởng chế mà ngươi gọi là giặc?
Vươn: Thủ tướng đã kết luận cưởng chế là sai.
Tòa:Đó là kết luận về sau này.
Vươn:Đó là chính quyền bíêt sai sau tôi mà thôi, trước sau gì cũng sai.
Tòa:Mà những người anh làm bị thương chỉ là người thi hành.
Vươn: Tôi biết họ cũng là những người đáng thương, nhưng họ nghe lệnh của người khác phá nhà tôi thì tôi phải chống trả.
Tòa:Sao ngươi biết họ phá nhà?
Vươn:Không lẻ họ đem cả một đội quân đến nhà tôi chỉ để diểu binh?, và sau này họ đã phá đó thôi.
Tòa nghị án 10 phút rồi tuyên án:
Nhân danh tòa án nước CHXHCNVN, tòa tuyên án công dân Đoàn Văn Vươn vô tội.
Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013
Tăng Hoành Lảo xường, Trần Hào họa
GIAO THỪA
Chẳng thừa , chẳng thiếu vẫn giao nhau (?!)
Ấy thế là năm mới bắt đầu !
Mưa bụi lây phây : cây nẩy lộc
Sương mù bàng bạc: cảnh chìm sâu .
Kim giờ dần nhích -- Người đi vội
Hoa pháo vút cao : Trẻ chạy mau .
Già cả ở nhà dâng cỗ cúng . . .
Lì xì mỹ tục có từ lâu .
Tăng Hoành Lảo.
Chuyển giao.
Kẻ đi người ở bàn giao nhau,
Đổi mới từ đây lại bắt đầu.
Thay lá nhú mầm ươm lộc mới,
Tre già măng mọc tạo tình sâu.
Tham quyền cố vị xin giọt lẹ!
Sợ trẻ hơn già mong cút mau!
Tròi đất linh thiêng năm mổi chủ.
Lẻ nào ta mải chiếm ngai lâu?
Trần Hào
Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013
Nguyễn Anh xướng, Trần Hào họa
Lên lảo.
Thong thả ung dung dự tiệc trà
Họ làng cưới hỏi lại tân gia
Áo khăn lật đật treo ngay giá
Ô dép vội vàng để trước nhà
Nhà nọ nhà kia không chốn miễn
Làng trên xóm dưới chẳng nơi tha
Bổng hưu chả thiết giao bà lãnh
Bù lỗ cơm canh với xuất ra.
Nguyền Anh.
Mô chổ ra?
Vội vả, leng teng chẳng kịp trà.
Về hưu tưởng rảnh, gặp oan gia!
Cuốc cào chức sẵn chờ đầu chái,
Tơi nón treo lên đợi trước nhà.
Trước đã tận tâm lo chẳng nghỉ,
Nay còn đày đọa làm không tha.
Ông trời có đó cho tui hỏi?
"Chiếu tướng" lâu rồi mô chổ ra?
Trần Hào
Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013
Nổ điếc tai
Hôm qua truyền thông VTV tổ chức một cuộc hội
thảo gồm các nhà doanh nghiệp tiêu biểu của nhà nước, cả chuyên gia kinh
tế chính phủ, cả đại diên hành lập pháp(không có tư pháp, tức tòa án,
vì tòa chỉ phạt chứ không thưởng), cả nhà văn dẻo miệng Chu Lai. Tất cả
đều về hùa với nhau để tô hồng nền kinh tế quốc doanh!Trái với sự nghẹt
thở của công chúng, với phản ảnh của báo chí, với không khí chất vấn của quốc hội và nhất là với hội nghị trung ương 6 mới vừa kết thúc.
Thực ra một người xấu đến đâu cũng tìm ra được cái tốt để khen, đằng này cố tìm ra cái tốt để khen mà không đúng, chỉ lừa được quần chúng kém hiểu biết. Cụ thể:
_Khen nông nghiệp xuất khẩu đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Ấn Độ, vượt qua Thái Lan. Thái Lan dù xuất khẩu số lượng ít hơn mình nhưng tiền thì hơn mình trên một tỷ!
Thực tế ở quê tôi ruộng cho không ai làm , vì làm là lổ. Mặc dù thuế nông nghiệp nhà nước không thu, thủy lợi phí nhà nước bao cấp mà ít ai ham ruộng, nông dân mà không ham ruộng là nguy. Vì sao?Vì giá phân thì cao mà giá thóc thì hạ, mảnh ruộng măm mún tốn công tốn sức bỏ ra mà thu vào không mấy. Vừa rồi nhà nước cho vay lải suất 0% để mua tạm trử một tiệu tấn gạo tìm đâu ra cho nông dân, nhưng nông dân không hưởng lợi mà chỉ có tư nhân có lợi, tư nhân mua gạo vào khi giá rẻ bằng tiền nhà nước, nhưng khi bán ra thì tư nhân định giá xuất khẩu!
Mà nhân dân 80% quần quật làm ra hạt lúa bán được mô hơn 4 tỷ thì chỉ vụ vinashine thôi đã tiêu mất 4ty5. Bòn lúa chét dét miệng ông voi!
Khen ngành dầu khí làm ăn phát triển, nộp thuế cho ngân sách nhiều nhất. Bán mỏ lấy tiền mà lổ mới lạ! Nhưng vừa rồi kiểm toán nhà nước sờ trúng hơn 11 ngàn tỷ đồng "quên nộp" ngân sách sao không nói?Tôi đọc báo thấy ngành này khi báo lời khi báo lỗ rất khó hiểu.
Khen dầu khí thì khen lây qua vitinbank, ngân hàng này cho dầu khí vay tiền để khai thác dầu, làm ra sản phẩm mà có đầu ra chờ sẳn hỏi sao không ngon, dầu khí có vay tăng một hai lai thì xin nhà nước tăng giá xăng bù vào. Ngân hàng là đi buôn tiền, huy động vốn dân trên 10% mà cho vay lại doanh nghiệp này tổ chức nọ 8-9% là điều đáng ngờ, rồi khoe làm từ thiện chổ này chổ khác để làm xúc động lòng người. Dân gian có câu"ăn cho buôn so", tách từ thiên ra khỏi doanh nghiệp nhà nước, tiền riêng các ông thì các ông có cho như vậy không
Khen tập đoàn Sông Đà thi công trước thời hạn 3 năm làm lợi cho nhà nước 1.5tỷ đồng, đại diện tập đoàn tính thu lợi từ giá bán điện trong vòng 3 năm cứ thế mà tính ra. Ối trời ơi, các ông làm thành mấy năm chả được, công việc làm trong 10 ngày các ông khoán thành 13 ngày thì hoàn thành trước thời hạn 3 ngày. Mà tập đoàn hòa vào lưới điện quốc gia bao nhiêu mà ngành điện toàn kêu lổ xin nhà nước tăng giá điện!Hình như vụ thủy diện Đồng Nai vừa rồi thất thoát mô 300 tỷ là của Sông Đà thi công thì phải?Còn đập thủy điện Song Tranh 2 không phải của Song Đà rồi; vụ thủy điện Dakroong ở quê tôi trộn bê tông bằng củi mục với đất cát đến nổi mới cho chứa nước thử đã vở toang chắc chắn không phải.
Tôi có thắc mắc với bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế. Bà ta không trực tiếp khen các tập đoàn nhà nước được vinh danh, nhưng bà ta im lặng trước những lời khen ấy, còn phát biểu hy vọng các tập đoàn khác bước tiếp các tập đoàn tiêu biểu vừa rồi để ăn nên làm ra trong năm tới. Ai cũng có quyền hy vọng ngay cả khi bi đát nhất, nhưng bà Lan đã nói trái ngược hoàn toàn với cuộc họp "Góp Ý cho đại hội đảng" mà tôi có nghe trên youtube, không tin mời các bạn vào nghe.
Tôi vốn là thầy giáo về hưu, với kinh tế tôi chỉ là người trần mắt thịt, chỉ là kẻ dẻo miêng, nói như nhà văn Chu Lai vui tính, không biết chi trong trái ổi, chỉ thấy nhà đẹp đường to là mừng, thấy khác đi là buồn. Mời các chuyên gia kinh tế làm sáng thêm nhận xét của tôi.
Thực ra một người xấu đến đâu cũng tìm ra được cái tốt để khen, đằng này cố tìm ra cái tốt để khen mà không đúng, chỉ lừa được quần chúng kém hiểu biết. Cụ thể:
_Khen nông nghiệp xuất khẩu đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Ấn Độ, vượt qua Thái Lan. Thái Lan dù xuất khẩu số lượng ít hơn mình nhưng tiền thì hơn mình trên một tỷ!
Thực tế ở quê tôi ruộng cho không ai làm , vì làm là lổ. Mặc dù thuế nông nghiệp nhà nước không thu, thủy lợi phí nhà nước bao cấp mà ít ai ham ruộng, nông dân mà không ham ruộng là nguy. Vì sao?Vì giá phân thì cao mà giá thóc thì hạ, mảnh ruộng măm mún tốn công tốn sức bỏ ra mà thu vào không mấy. Vừa rồi nhà nước cho vay lải suất 0% để mua tạm trử một tiệu tấn gạo tìm đâu ra cho nông dân, nhưng nông dân không hưởng lợi mà chỉ có tư nhân có lợi, tư nhân mua gạo vào khi giá rẻ bằng tiền nhà nước, nhưng khi bán ra thì tư nhân định giá xuất khẩu!
Mà nhân dân 80% quần quật làm ra hạt lúa bán được mô hơn 4 tỷ thì chỉ vụ vinashine thôi đã tiêu mất 4ty5. Bòn lúa chét dét miệng ông voi!
Khen ngành dầu khí làm ăn phát triển, nộp thuế cho ngân sách nhiều nhất. Bán mỏ lấy tiền mà lổ mới lạ! Nhưng vừa rồi kiểm toán nhà nước sờ trúng hơn 11 ngàn tỷ đồng "quên nộp" ngân sách sao không nói?Tôi đọc báo thấy ngành này khi báo lời khi báo lỗ rất khó hiểu.
Khen dầu khí thì khen lây qua vitinbank, ngân hàng này cho dầu khí vay tiền để khai thác dầu, làm ra sản phẩm mà có đầu ra chờ sẳn hỏi sao không ngon, dầu khí có vay tăng một hai lai thì xin nhà nước tăng giá xăng bù vào. Ngân hàng là đi buôn tiền, huy động vốn dân trên 10% mà cho vay lại doanh nghiệp này tổ chức nọ 8-9% là điều đáng ngờ, rồi khoe làm từ thiện chổ này chổ khác để làm xúc động lòng người. Dân gian có câu"ăn cho buôn so", tách từ thiên ra khỏi doanh nghiệp nhà nước, tiền riêng các ông thì các ông có cho như vậy không
Khen tập đoàn Sông Đà thi công trước thời hạn 3 năm làm lợi cho nhà nước 1.5tỷ đồng, đại diện tập đoàn tính thu lợi từ giá bán điện trong vòng 3 năm cứ thế mà tính ra. Ối trời ơi, các ông làm thành mấy năm chả được, công việc làm trong 10 ngày các ông khoán thành 13 ngày thì hoàn thành trước thời hạn 3 ngày. Mà tập đoàn hòa vào lưới điện quốc gia bao nhiêu mà ngành điện toàn kêu lổ xin nhà nước tăng giá điện!Hình như vụ thủy diện Đồng Nai vừa rồi thất thoát mô 300 tỷ là của Sông Đà thi công thì phải?Còn đập thủy điện Song Tranh 2 không phải của Song Đà rồi; vụ thủy điện Dakroong ở quê tôi trộn bê tông bằng củi mục với đất cát đến nổi mới cho chứa nước thử đã vở toang chắc chắn không phải.
Tôi có thắc mắc với bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế. Bà ta không trực tiếp khen các tập đoàn nhà nước được vinh danh, nhưng bà ta im lặng trước những lời khen ấy, còn phát biểu hy vọng các tập đoàn khác bước tiếp các tập đoàn tiêu biểu vừa rồi để ăn nên làm ra trong năm tới. Ai cũng có quyền hy vọng ngay cả khi bi đát nhất, nhưng bà Lan đã nói trái ngược hoàn toàn với cuộc họp "Góp Ý cho đại hội đảng" mà tôi có nghe trên youtube, không tin mời các bạn vào nghe.
Tôi vốn là thầy giáo về hưu, với kinh tế tôi chỉ là người trần mắt thịt, chỉ là kẻ dẻo miêng, nói như nhà văn Chu Lai vui tính, không biết chi trong trái ổi, chỉ thấy nhà đẹp đường to là mừng, thấy khác đi là buồn. Mời các chuyên gia kinh tế làm sáng thêm nhận xét của tôi.
Thầy Lúi
Giữa lúc nền giáo dục có vấn đề về chất lượng
thầy giáo mà tôi viết bài này ra chắc người ta bão tôi là kẻ cơ hội,
nhưng các bạn biết ngành giáo dục có câu nói"chuột chạy cùng sào..." có
từ rất lâu. Tôi là giáo viên tiểu học được đào tạo trong Miền Nam, khi
tiếp xúc với các giáo viên miền bắc, dạy cùng trường với các thầy dạy
cấp hai, vì khi đó hai cấp nhập lại một trường, tôi kinh ngạc kiến thức
của các thầy, ngay cả môn dạy chính thức mà cũng hạn chế,. tôi tưởng
chỉ có cấp 1,2 nhưng khi các con tôi lên học trường "tỉnh", tiếp xúc với
các thầy cô cấp ba thì tôi nhận biết rằng họ hạn chế toàn cấp!. Điều
này là đáp số rõ ràng về định hướng giáo dục XHCN. Tôi có ba đứa con lên
học cấp ba, những lần họp phụ huynh tiếp xúc với các thầy tôi đều dị
ứng. Sau đậy là một câu chuyện tôi nhớ mải.
Chuyện
cách đây mười năm, lúc đứa con thứ ba của tôi vào học lớp mười trường
công lập của tỉnh. Buổi họp phụ huynh đầu tiên , tôi đến họp trể, khi
vào lớp tôi thấy có một người trạc tuổi tôi, vóc dáng rất nông dân, ngôn
ngữ rất lạ,gọi phụ huynh là "quý phụ huynh ", xưng với phụ huynh là
'con". Ngồi định vi rồi tôi biết đây là giáo viên chủ nhiệm dạy môn
văn, "trưởng bộ môn văn của trường", "trước đây chưa hề làm chủ
nhiêm","nhưng vì có con em của quê hương tập trung học lớp này nên con
tình nguyện làm chủ nhiệm lớp, để giúp con em quê hương.."(trường có
chủ trương xếp lớp theo trường trung học cơ sở). Thầy phổ biến khoản
đóng góp, kêu gọi phụ huynh đóng góp đầy đủ,Vì "đầu tư cho giáo dục là
đầu tư lãi nhất", rồi thầy minh chứng :" Trước nhà con ở có các chị công
nhân làm đường, con lái xe dream qua đó, các chị chặn lại hỏi thầy sao
mà sướng rứa còn bọn em răng mà cực ri, con trụt xe xuống con giải thích
cho các chị liền, sở dỉ tôi sướng ri vì cha mẹ tốn 30 triệu cho tôi ăn
hoc tôi mới sướng ri" Nói sai chết liền! Miển bàn! Sau cuộc họp, tôi
tình cờ gặp phụ huynh là cán bộ địa phương đang chiêu đãi thầy, tôi miễn
cưởng gia nhập nhóm phụ huynh này, thật thú vị với tôi, tôi được một
bữa tiệc ngôn ngữ cà chớn do những "cán bộ nằm vùng" và "thầy lúi" khoản
đãi, tôi tỏ rõ chính kíến của mình ,thấy bị hố, thầy lủi nửa chừng, tội
nghiệp thầy!Tôi tìm hiểu biết thêm "Thầy" là con của một người địa
phương tôi, bố thầy tập kết ra bắc, thầy lớn lên và được đào tạo thời
còn bao cấp.
Hiện giờ "thầy" đã lên làm Hiệu
phó của trường, mua xe Hoa Kỳ nửa tỷ , luôn có học sinh tại nhà khỏang
70 học sinh( theo lời của người bà con nói vói tôi).
Có lẻ những bài luận văn "Lạ" của học sinh có sự đóng góp của "thầy"
Kẻ man khai là có lợi
Giữa lúc cả nước đang dáo dác về biển Đông,
những kẻ cơ hội đục nước béo cò trong nước cũng hùa hùa vấy máu ăn theo.
Để vạch mặt bọn chúng sống trên sự hy sinh xương máu của hai miền, tôi
xin viết về suy nghĩ của tôi về ngày thương binh liệt sỉ(TBLS)
Chính
thể nào cũng có ngày TBLS để vinh danh sự hy sinh xương máu bảo vệ sự
toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Trước 75, ở miền Nam, ngoài những hy
sinh có thật của một bộ phận lớn những TBLS, thì không ít những kẻ man
khai công trạng, hùa ăn theo với những kẻ chân chính. Sau 75, nhà nước
vinh danh những người đã đổ xương máu cho công cuộc giải phóng dân tộc,
những kẻ cơ hội lợi dụng những tiêu cực của một bộ phận lớn cán bộ và sự
lỏng lẻo của chính sách nhà nước để dấy máu ăn theo. Tôi xin đưa ra
những nhận xét cụ thể về những "thương binh"ở quê tôi:
_
Đa số thương binh là "du kích" ra năm 72: Từ mùa hè năm 72 đến khi ký
Hiệp Định Paris mùa xuân năm 73, chưa đầy nửa năm mà số thương binh 72
có số lượng áp đảo so với "20 năm chống Mỷ" và 80 năm chống Pháp; Phần
lớn trong số TB đó khai là đang thi "hành công vụ" thì bị bom Mỷ!(vì
thời gian đó du kích không hoạt động ở Miền Nam)Mỷ bắn sao giỏi thế, 10
người du kích thì quá nửa dính mảnh bom. Mà Mỷ cũng giỏi, cứ nhè du kích
mà diệt, không thấy "thằng dân " nào bị thương!
_Thương binh gì mà không thấy vết thương, khỏe mạnh hơn người bình thường.
_Ở
làng tôi, điểm qua một số thương binh mà nghẹn ngào cho người nằm
xuống. Thời chống Pháp : ô. Hiến có vết sẹo trên đầu người ta nói đi gặt
lúa trộm bị "địa chủ" phang cho một hái, nhờ vết sẹo này mà được TB; ô.
Thuần ô. Thuyết mụ Sót là dân thường bị mảnh mốc chê chợt ngoài phần
mềm!..Thời chống Mỷ có duy nhất thằng Thịnh được công nhận là TB, nhưng
thằng này tuổi với tôi, bạn hồi nhỏ nên tôi biết tỏng, lúc nhỏ hắn có
biệt danh là "Thính thúi tai"(Thịnh là tên sau này đi lính miền Nam),
đang học lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ) trường Nguyễn Hoàng thì bố lôi về,
không biết đi du kích hay không vì lúc đó còn nhỏ, năm sau bố mất trong
một trận càn của Mỷ, nó chạy lên tỉnh "chiêu hồi", không biết sao nó
không bị tù tội chi, nó vào Nam đi lính, lúc 18 tuổi có về thăm quê, khi
đó nó đã đi lính, nó khoe nó vừa nâng mũi lên bằng chất nic gì đó(tôi
còn nhớ chất mà nó nói đến bây giờ). Thế mà sau 75 nó khai là đi du kích
bị thương, tai điếc vì bom Mỷ, vết thương bị mảnh ở mũi( nhìn kỷ mũi nó
có vệt dọc sóng mũi).
_ Những "TB " ra năm 72
đều cùng lứa với tôi, không thấy có vết thương nào, trừ chúng cởi lổ ra,
tôi đoan chắc chúng chỉ những vết hờm lung tung trên cơ thể nói là bị
bom Mỷ.
_ Ngay cả người phụ trách TBXH của xã là
một TB dổm, chúng có đường dây chạy TB, càng về sau TB đẻ ra càng
nhiều, vì TB thì được ưu tiên khi con thi công chức, được 30 điểm cộng
thêm, bằng điểm củaTiến sỷ cùng chuyên môn; TB được ưu tiên cho con đi ở
đợ Hàn Quốc(Không phải con TB thì tốn 7ngàn đô, con TB chỉ tốn 3 ngàn
đô!).
Thương binh mà dổm thì Việt Nam có gì không dổm đây!
Tin vui
Sau nhiều năm trải nghiệm, chật vật lắm giới trí thức mới được Đảng "cởi
trói" cho đứng vào hàng ngũ của Đảng, chỉ sau Công Nông. Từ đó, giới
trí thức được xếp vào giai cấp tiểu tư sản ( mà một thời Đảng cho là
tầng lớp cản trở ), xếp ngang hàng với một mớ bồng bông anh hớt tóc chị
tiểu thương..Mừng hơn nửa, vừa rồi UBMT(?) đưa ra dự thảo "nghị quyết về
trí thức" có nội dung như sau:
_Trí thức được đứng trong UBMT , được Đảng tin cậy.
_ Một trong những lực lượng xây dựng CNXH (chứ không cản như trước).
_Trí thức là những người có bằng cao đẳng trở lên..
Nhớ
thời mới giải phóng, tôi viết lý lịch, đến mục thành phần giai cấp tôi
phân vân không biết viết gì thì một đồng nghiệp miền bắc có vẻ thành
thạo nói: "Bọn mình là thành phần tiểu tư sản trí thức". Tôi ngoan ngoãn
viết vào như cái máy mà chưa quán triệt lắm.
Nếu dự thảo mới được thực thi thì tôi mất thành phần rồi! Vì tôi chỉ có bằng Trung cấp!
Mà
tôi không buồn. Các ông Phạm Quỳnh, Trần Phú, Nguyền Văn Vỉnh.. mới chỉ
đỗ thành chung (tốt nghiệp cấp hai) cũng bị mất thành phần như tôi.
Tôi
lại càng vui mừng hơn, tầng lớp hậu sinh trùng trùng điệp điệp được xếp
vào thành phần trí thức, là lực lượng hùng hậu tham gia trí lực vào
công cuộc xây dưng chủ nghĩa xã hội, vì hơn ai hết họ là những con người
xã hội chủ nghĩa được đào tạo trong cái nôi ngôi trường XHCN!
Bị ổ gà: biogas
Tiếng tây và tiếng ta hình thành cách xa nhau nửa vòng trái đất,sao mà
có từ lại giống nhau, như từ "Biogas" tiếng tây là chất đốt bằng khí
lỏng, dân quê tôi gọi là "bị ổ gà". Chuyện kể sau đây lý giải điều đó:
Cách
đây 6 năm, ở quê tôi có chương trình làm hầm biogas do môi trường tài
trợ, hồi đó giá một hầm 4triệu thì nhà nước đài thọ 2triệu. Đây là cơ
hội vàng cho những nhà có chăn nuôi lớn xử lý chất thải gây ô nhiểm môi
trường và còn tạo chất đốt sử dụng trong sinh hoạt.
Lúc
đầu về họp thôn để nghe phổ biến đăng ký, cả làng Văn Phong chỉ có tôi
đăng ký, nếu đăng ký mà không làm thì hoàn lại tiền vật liệu của trên
cấp, ai cũng sợ. Sau đó tôi được mời đi dự tập huấn về cách làm hầm, để
khi thợ trên đem về mà thi công sai thiết kế chủ nhà phải có ý kiến.Tập
huấn một ngày, có tiền, tiến sỷ kỹ sư nhà nước về phổ biến!
Học
xong, mấy ngày sau triển khai làm thì không có tên tôi. Tìm hiểu tôi
được biết tất cả 13 hầm biogas được chuyển qua làng Linh Chiểu, nơi có
cán bộ nhiều áp đảo. Họ viện lý do vì trên ấy làm bún nuôi heo, mặc dù
trước đó không có ai đăng ký làm. Sau này tôi được biết hai anh em, một
phó chủ tịch một văn phòng xã đều có mặc dù không làm bún nuôi heo.
Toàn
bộ 13 hầm làm năm đó hiện nay không có hầm nào có gas, đơn giản ví làm
hầm quá cao, khi dội xuống không xoáy và tạo khoảng trống lớn nên gas
không bắn đi được. Toàn bộ hầm bị đập bỏ hay bỏ không choán đất canh
tác. Chỉ có hai anh em thi công{gồm một văn phòng một phó chủ tịch) làm
hầm phốt là có lợi, không tốn đồng nào mà có hầm phốt hợp vệ sinh!
Riêng
tôi , tôi cất công lên kiện huyện nhiều lần mà không có kết quả, bữa nọ
tôi gặp người bạn học cũ phụ trách nông nghiệp hứa cho tôi một cái. Hai
ngày sau tôi làm, nhưng vì chưa có kinh nghiệm nên đào hầm cao, vả lại
khi tôi làm về mùa mưa, nên cũng không có gas.Tôi kiên nhẩn nâng chuồng
heo lên hai lần, tốn kém, bây giờ tôi nuôi vài con lợn và cầu tiêu cho
vào hầm, gas dùng thoải mái.
Qua câu chuyện này,
tôi đánh giá tất cả dự án chỉ là bánh vẽ, dân không được lợi gì mà chỉ
lợi cho cán bộ có việc làm và thao túng. Cũng qua đó, biết kỹ sư tiến sỷ
cũng chỉ là loại zổm, ngay cả chuyên môn của họ mà trình độ i tờ.
Biogas tiếng Việt là BỊ Ổ GÀ là thế đó!
Té ra Haovanphong họa thơ phản biện cũng được
ĐẠO CHÍCH LÊN QUAN
Chẳng mừng.
Nằm ráng sao nghe tiếng gáy gà,
Chưa tròn giấc mộng vội nhìn ra,
Trước nhà một ả rung rinh mở,
Bên chái vài cô mơn mởn da.
Nghe tiếng chuột kêu hang chữ thập,
Vẳng vang chó hực gốc tre ngà.
Lung linh trăng rọi ngoài sân sáng,
Một giấc thiên thai mới lướt qua.
Út xe ômXướng
Cô chú lên quan chẳng kịp mừng .
Lộc cao, bổng hậu việc thì chung .
Miệng quan gang thép nơi đầu tốt.
Trôn trẻ thịt da chốn hậu cùng.
Khi trước đào tường tay vẫn khoẻ .
Ngày nay khoét ngạch sức còn sung .
Bạc vàng cướp được mau đem cúng .
Kẻo lỡ trời nay nó chẳng dung .(Lê Vân xướng)
Lộc cao, bổng hậu việc thì chung .
Miệng quan gang thép nơi đầu tốt.
Trôn trẻ thịt da chốn hậu cùng.
Khi trước đào tường tay vẫn khoẻ .
Ngày nay khoét ngạch sức còn sung .
Bạc vàng cướp được mau đem cúng .
Kẻo lỡ trời nay nó chẳng dung .(Lê Vân xướng)
Đôi
lời cùng bạn:Bài họa này lâu rồi, không nhớ, lang thang qua blog của
bác Lê Vân thấy post về, không ngờ mình làm thơ Đường cũng chuẩn mà lại
xốc
Nghe bác "tái đắc" em không mừng.
"Dân bầu đảng cử", lọt vòng chung!
Rung đùi nghe gọi tên lên chức,
Há mỏ ngồi chờ gió rụng sung.
Dự án dở dang đang đợi duyệt.
Mâm bàn đông đủ sẻ vui cùng.
Thằng dân tội nghiệp còn ngơ ngác,
Phản biện ngo ngoe, diệt đ.. dung.(Trần Hào họa)
Và đây là bài xướng của anh NHATTHUY:
GIẤC MƠ VỀ SÁNGNằm ráng sao nghe tiếng gáy gà,
Chưa tròn giấc mộng vội nhìn ra,
Trước nhà một ả rung rinh mở,
Bên chái vài cô mơn mởn da.
Nghe tiếng chuột kêu hang chữ thập,
Vẳng vang chó hực gốc tre ngà.
Lung linh trăng rọi ngoài sân sáng,
Một giấc thiên thai mới lướt qua.
Út xe ômXướng
Nhờ gà
Quan lớn đi thi nhờ có gà
Bằng này cấp nọ cứ tuôn ra.
Ơn thầy dễ dải nên thăng chức,
Nhờ nước xuề xòa được mát da.
Sai mấy độc quyền ngồi chắc ghế,
Ngu chi cơ cấu giữ yên ngà (bài ngà).
"Cục phân trí thức" mày nghe chửa?
"Chống phá tuyên truyền" chẳng bỏ qua!
Trần Hào họa
Lương ăn cướp
Sau ngày miền nam "gióng phải" giải phóng, mọi
giá trị hầu như bị đảo lộn và mất mát. Đảo lộn thế nào,mất mát thế nào
đã có nhiều người đề cập, tôi chỉ đề cập đến vấn đề xếp lương.
Ví dụ giáo viên tiểu học thời miền nam được xếp làm ba ngạch: Ngạch giáo học, ngạch giáo viên tiểu học và lương công nhật.
Ngạch
giáo học thường tốt nghiệp trường sư phạm Qui Nhơn hay sư phạm Huế, thi
vào phaỉ có bằng tú tài một học 2 năm, xếp chỉ số lương 350.
Ngạch
giáo viên tiểu học thường tốt nghiệp trường sư phạm Long An, thi vào
phải có bằng trung học đệ nhất cấp học 1 năm, xếp chỉ số lương 250.
Ngoài
ra còn có giáo viên không có ngạch gọi là giáo viên công nhật, chỉ cần
có bằng tiểu học xin đi dạy, không xếp chỉ số(?), tiền lương chưa đến
một nửa ngạch giáo học.
Thế mà cách mạng sau này
(75) cào bằng thành một loại ngạch 15114(ngạch giáo viên tiểu học). Còn
quy định bất công hơn, giáo viên nào dạy từ năm 72 trở về trước được
xếp thêm một bậc lương. Nên giáo viên ấp tân sinh (lương công nhật) có
khi được xếp lương hơn giáo viên ngạch giáo học!
Sau
75, cách mạng huy động thêm giáo viên 5+1, 5+2, 7+2..vào miền nam, với
phương châm "học học nửa học mải", đến khi gần về hưu vẫn còn học, để
hưởng lương "độc hại"!
Tôi có người bạn hồi học
trung học, thi chi cũng không đỗ, sau 75 cho đi học khóa 10+ 3 tháng,
được xếp lương cao hơn tôi một bậc(giáo học).
Ngược
lại, những ông thầy dạy đại học cao đẳng trong miền nam, có bằng cử
nhân tiến sỉ, hầu hết đưa xuống dạy cấp ba, thuyên chuyển đến nơi khó
khăn, bỏ dạy, không hưu, đi xe thồ!
Chuyện xưa nhắc lại, ngẩm mà buồn, buồn cho mình thì ít cho dân tộc thì nhiều.
Lại thơ tình
Cái nhìn đầu tiên, cái nhìn quyết định.
Không dể gì ta nhận ra nhau
Vủ trụ bao la, tạo hóa nhiệm màu
Hai luồng điện tạo thành tiếng sét.
Xưa, Romeo và Juiliet
Gặp nhau trong lể hội hóa trang
Không nhìn nhau đẹp xấu rõ ràng,
Bốn mắt làm ngôn ngữ
Đã tạo nên thiên tình sử đó sao!
Anh gặp em khi tuổi xế khá cao
Ánh mắt nhìn còn làm anh chao đảo!
Đăng tin tìm vợ
Bạn tôi là Phan Vo Tui, giáo viên môn "Sinh Sử" cấp hai; năm nay tuổi
khai sinh 55 tuổi, tuổi mụ 57 tuổi. Bạn tôi có hoàn cảnh gia đình như
sau:
Sống với vợ đã có ba mặt con, hai đứa đầu đã có việc làm có gia đinh, đứa út học lớp 12.
Hai
vợ chồng sống với nhau đã tổ chức "đám cưới bạc", hơn 25 năm vợ tôi
sống với chồng con, với mẹ gia rất tuyệt vời, nhiều lúc tôi cố tìm một
khiếm khuyết nhỏ để ly dị vợ nhưng không có. Gần đây tôi phát hiện vợ
tôi ngoại tình, vì tôi thấy đứa con út không mảy may giống tôi: Tôi
không thông minh bằng nó, tôi không cao ráo bằng nó, tôi nhút nhát nó
mạnh mẽ,tôi xấu xí nó đẹp đẽ, tôi ốm yếu nó mạnh khỏe, tôi nóng nảy nó
mát mẻ, v.v.và v..v.Mặc dù phát hiện này của người khác, nhưng tôi về
xem lại quả đúng như vậy, tin tưởng hơn là nó rất giống thằng bồ cũ của
con vợ tôi.
Với tiến bộ vượt bậc của khoa học,
tôi đi xét nghiêm máu, việc này rất nan giải, nhưng với trí thông và
nghi ngờ sẵn có, tôi sáng kiến ra một mẹo là cho hai đứa lớn đi xét
nghiệm trước, vì là chắc chắn con của tôi nên vợ tôi vui vẻ bằng lòng
ngay, mặc dù rất tốn kém. Kết quả như dự đoán, hai đứa đầu chắc chắn là
con của tôi, vợ tôi được dịp vênh cái mặt cơng cơng ra bộ mãn nguyện là
mình trong sạch, nhưng đó chỉ là trí đàn bà, là cái cớ để tôi xét nghiệm
đứa út, đến đây vợ tôi la toáng lên là hết tiền, là cái cớ để vợ tôi
không cho tôi xét nghiệm đứa thứ ba,nên tôi càng khẳng định đứa út không
phải con tôi là vô cùng chính xác, là cái cớ để tôi ly dị vợ. Hiện nay
vợ tôi đã bỏ nhà ra đi 5 tháng, trong thời gian này tôi nộp đơn ly dị
vợ, sau một tháng nửa vợ tôi không về thì tòa xét xử ly dị vắng mặt theo
pháp lụật.hiện hành
Tôi nhờ bạn tôi là anh
Trần Hào, văn chương lai láng, trí tuệ hơn nhiều người, đăng tin này để
tìm vợ mới, mặc dù chưa ly dị theo pháp luật nhưng tôi đăng tin trước
,một tháng nủa ly dị là kịp khi tôi có vợ mới để xài
Nếu
ai chịu làm vợ tôi thì có nhiều quyền lợi nhản tiền mà ai thông minh
cũng nhìn thấy cả: Lương tôi tháng tới có thâm niên là tròn tám triệu;
nhà ở tôi làm hết 300 triệu cách đây 5 năm,vật liệu bây giờ dớp cũng đứt
500 triệu, vợ tôi nhiều lần nói với tôi nếu ly dị bả ra nhà chỉ trên
tay xách, đương nhiên trong đó chỉ toàn áo quần, vì vàng bạc tôi quản
hết bấy lâu nay, bả lấy mô ra mà mang theo, tôi biết vợ tôi nói là làm,
nghĩa là nhà đó là nhà phần riêng tôi; con riêng tôi đã có gia đình, đã
có thu nhập cao, hứa sẻ chi cho tôi hàng tháng để làm quà tinh thần
tuổi gìà, vị chi thu nhập hàng tháng trên chục triệu. Với vị thế như
vậy, tôi đăng đàn kén vợ với những tiêu chuẩn khiêm tốn sau:
_Tuổi đời không quá 40, chưa kết hôn lần nào.
_Có thu nhập đều đặn không hơn tôi là đương nhiên, nhưng cũng không kém tôi lắm, chí ít cũng một chín một mười.
_Cao 1m6 trở lên, cao cẳng dài giò bấy lâu là niềm mơ ước của tôi, vì tôi luôn bị mặc cảm lùn tịt.
_ Cha mẹ đã chết, nếu ông bà còn sống mà có hưu cả hai càng tốt.
_ Tuyệt đối không làm từ thiện cho ai, kể cả anh em ruột, cô dì chú bác cậu ruột..
_Chỉ sinh thêm một con là tối đa, nếu không sinh càng tốt
_Một
yếu tố rất quan trọng của người vợ mà tôi nói ra đây thêm thừa nhưng
phải nói để ghi vô biên bản, là người phải đẹp, nhìn là ưa liền.
_Phải thường xuyên hừng hực như hỏa diệm sơn, điều này là yếu tố hạnh phúc cho các cặp vợ chồng sống bên nhau trọn đời.
Tin
này có hiệu lực kể từ ngày đăng. Qua một năm nếu chưa ai đạt yêu cầu
thì tiêu chuẩn rút xuống mổi năm một điều kiện.Cả đời sống mẩu mực kham
khổ mà bị vợ cho mộc sừng ai mà chịu được; nên tôi không lấy được bà vợ
mới như tiêu chuẩn đăng đàn đây để vui thú tuổi già thì thà sống cô đơn
trong căn nhà nửa tỷ cho đến chết, chứ nhất định không chịu lấy vợ kém
tiêu chuẩn, nhất định không xài đồ dổm.
Hân hạnh được đón tiếp.
Triệu Phong ngày đầu, tháng cuối năm 2011
Người chồng lý tưởng tương lai: Phan Vo Tui đã ký
Hai đứa tiến sỷ
Tiến
sỉ, đối với tôi trước đây là cả sự ngưởng mộ lớn lao. Thời học sinh học
lich sử văn học nước nhà được nghe thầy giảng văn của những cử nhân
tiến sỷ mà như nghe sấm của các bậc thánh hiền; Lớn lên chút đi học lên
cao, biết được muốn đỗ bằng tiến sỉ phaỉ bảo vệ được một luận án mới
hoàn toàn chưa ai phát minh! Nghe mà thán phục thán phục! !.
Thế
mà hôm nay tôi phạm thượng gọi tiến sỷ bằng "thằng". Hai thằng tiến sỷ
mà tôi đề cập, một là thằng em họ kém tôi chục tuổi, một thằng bạn học
từ cấp một đến cấp ba. Hai thằng này sức học của chúng tôi biết từng
chân tơ kẻ tóc, càng biết càng khinh cái bằng tiến sỷ của chúng.
Thằng
em họ hiện là giảng viên chính trường cao cấp chính trị. Những quan
muốn to hơn đều qua tay của nó, nghĩa là phải có bằng cao cấp chính trị
mới được thăng quan tiến chức, mặc dù ai cũng biết cái lý luận lổi thời
nhưng phải học , người học không muốn học người dạy không hứng thú. Từ
cấp Phòng trở lên không có bằng trung cấp chính trị là như người đàn bà
đẹp mà không có L, người con trai khỏe mạnh tài giỏi mà không có C; Từ
cấp Sở trở lên mà không có bằng cao cấp chính trị là như chùa không có
Phật, như nhà thờ không có Chúa. Nói rứa để các bạn biết thằng em họ tôi
oách cỡ nào, nó đẻ ra cán bộ to,nhưng nó chẳng mang nặng đẻ đau chi,
học trò "mạ"của nó chỉ đến ghi danh về nhà ngâm cứu, lên lớp mấy lần chỉ
để kiểm tra, ra đề; quan muốn lọt vòng của nó phải đãi nó như thượng
khách. Nhưng học hành của nó thế nào?
Nó
là con thương binh 2/4, có ưu tiên cộng điểm, nhưng thi khối C khoa
tổng hợp không đỗ. Nó đi bộ đội 3 năm, được ưu tiên tối đa, khi vô thi
lại nhờ có thằng bạn của nó coi thi gợi ý (theo lời nó) nên đỗ vừa đủ
điểm, nó chọn khoa sử. Học bốn năm ra cái bằng tổng hợp sử không chổ mô
ngó ngàng chi; rồi nó quen con bồ học cùng khoa có bố là cán bộ to cấp
tỉnh, bạn nó đã có việc nhờ bố; rồi nhờ mẩu mả cũng được, nó kết duyên
cùng con bạn con quan to đó, nó được nhận vô phụ giảng trường Cao cấp
chính trị. Nó được đưa vào ống ngắm của khoa, cho đi học tiến sỉ sử Hà
Nội tốn 200 triệu thời đó, rứa là lò Hà Nội đẻ ra thằng tiến sỉ sử với
trình độ mà nói như ai đó, đỗ tiến sỉ dễ hơn trúng tuyển osin! Hôm chạp
vừa rồi, có thằng bạn quan to rủ đi cafe, có thêm thằng em họ của tôi ở
quê bà con gần với nó, nghe thằng bạn quan to kể về thầy dạy cao cấp
chính trị là người cùng làng, nó có đi giao lưu cafe nhận nhau đồng
hương;hai đứa cùng kể về tiến sỉ làng ta, đều chê là tiến sỉ dở hơi,
riêng thằng em họ quê dù bà con nó cũng phải thừa nhận "có phần chạm"!
Tôi nghĩ, khi trình độ không theo kịp với cái chức tước học hàm học vị
thì đa số đều bị "ngợp" cả; nghĩa là đừng cho nó ngửi mùi tiến sỉ thì nó
là người bình thường, không chạm.
Thằng
tiến sỉ thứ hai tôi kể là thằng bạn cũ không còn mới của tôi, thằng
Thám.Thám học tiểu học với tôi hồi ở quê, là một trong những đứa bạn
hiếm hoi ở quê tôi còn theo nghiệp bút nghiên nhờ hoản dich gia cảnh,đa
số bỏ học hồi 64-65 khi quê tôi thành vùng "xôi đậu", một số ít còn lại
thì bị đôn quân (bắt đi lính)năm 72
Hồi
thi vào đệ thất (cọng cua), tôi thi vào trường tỉnh Nguyễn Hoàng đỗ vị
thứ 13/250; Thám thi vào trường huyện Triệu Phong đỗ vị thứ 100, gần
rớt. Hồi đó ai thi như thế nào đều về kể vô tư cho nhau nghe, tuổi trẻ
nhớ lâu nên bây giờ gần sáu chục mà chúng tôi còn nhớ cả. Thằng Trình
học cùng lớp tôi về kể, Thám nhờ "đôi giấy "mới đỗ!Trình đi đám cưới ở
Huế về gặp Thám, nó mừng rỡ chạy lại gặp bạn xưa nhưng Thám nói không
quen? Hai đứa cùng học cấp một, cùng thi một phòng, cùng chép một
"phao"(hồi đó không gọi vậy)ngoài đôi vào, cùng học một lớp trường trung
học Triệu Phong mà lơ nhau!. Bệnh này là bệnh chung của những kẻ hãnh
tiến.
Sau
này tôi gặp lại Thám ở Huế nhiều lần, có thời cùng ở chung một nhà
thuê. Hồi đi thi tú tài 1 năm 72, tôi đỗ hạng Bình, Thám đỗ hạng Thứ.
Sau đó hai đứa cùng nộp hồ sơ thi vào trường Trung Học Sư phạm Huế, tôi
đỗ , nó rớt. Hồi đó chúng tôi đã bàn về chính rị, nó cho tôi là thằng
Việt cộng nằm vùng, tôi với nó không cùng quan điểm chính trị.
Sau
75, hầu hết bọn tôi kẻ đi lính, thằng bỏ học, nhưng gặp nó về xã làm hồ
sơ học lại. Khoảng thập niên 80, khi tôi đang sống dở chết dở, gặp nó
về xã khai sinh lui tuổi để đi học tiến sỉ bên Liên Xô! Theo nó nói,
"vì hồi trước sợ đi lính nên khai tuổi lên"? Nó chìa lá đơn ra cho tôi
đọc. Hởi những người sống cùng thời với tôi, hồi đó có ai khai tuổi lên
để khỏi đi lính! .Rứa mà chính quyền cách mạng đồng ý làm lại khai sinh
cho nó tụt lui 6 tuổi để đi học tiến sỉ LX! Rứa là thời học cấp một, tôi
6 tuổi đi học , còn nó 0 tuổi! Khuôn dấu vuông của Cách mạng hồi đó
đóng vào đâu chả được!
Những
thập niên 80, đi học tiến sỉ ở LX hết 9/10 là vì kinh tế, hồi đó ai vô
được biên chế để có sổ gạo là chủ yếu, chứ bằng cấp để xếp lương thêm
mấy đồng hay để thăng chức là chưa có, thời mà giáo sư Hoàng Ngọc Hiến
phát biểu, "con bò đem qua bên đó khi về cũng thành tiến sỉ". Thực tế
như vậy, thằng em bà con của tôi qua bên LX với Thám hồi đó nói "Bác
Thám qua với em chỉ đi buôn, còn bằng thì bỏ tiền ra mua"
Bây
giờ tôi đã về hưu non, nhà ở trên đường mà Thám thường lái xe qua,
nhưng chưa khi nào nó dừng lại để thăm thằng bạn xưa, hình như nó đã
đoạn tuyệt với quá khứ đau buồn, cái quá khứ không làm nền cho hiện tại
sau này của nó. Mổi lần chiếc xe bóng loáng bạc tỷ qua làng, bà con
ngước nhìn theo:Có phải xe thầy Tiến sỉ hiệu trưởng trường Sư Phạm
không?
Trường
tôi đã phổ cập Đại Học 98%, trừ tôi ra, tôi không chịu bỏ tiến mua cái
bằng đại học sư phạm do thầy Thám làm hiệu trưởng. Tôi đành chịu thiệt
về hưu non vì chưa "hoàn chỉnh"
Về
hưu có thời gian lang thang trên mạng, đọc bài của các vị tiến sỉ có
chức có quyền nội dung hầu như gần giống nhau, vì chép từ một loại sách
kinh điển lổi thời. Tôi lại đọc những bài viết của "báo lề trái", đa số
không có bằng tiến sỉ chi cả, mà nghe thuyết phục. Tôi liên tưởng đến
hai thằng tiến sỉ bằng xương bằng thịt mà buồn cho bằng cấp nước nhà!
Đem ông nội đi thi
Đứa em trai tôi điện hỏi cha tôi có huân huy
chương nào không, tôi trả lời không, nó thở dài thất vọng: Thua rồi! Tôi
hỏi thua gì thì nó giải thích:
Em và thằng bạn cạnh nhà đều có con xét thi vào công chức, con em và con nó hai đứa đều có bằng giỏi, em và nó đều không có huân chương, vợ em và vợ nó đều dân buôn bán. Năm nay huyện xét biên chế 20 xuất mà con thương binh liệt sỉ và con của người có huân huy chương chiếm gần hết, còn một suất con em và con nó cạnh tranh, huyện xét đến đời ông nội. Nên em điện hỏi anh hồi trước cha mình có huân huy nào không, nếu không có là thua nó, vì cha nó có huy chương!
Thời còn con nít chúng tôi chơi với nhau thường đem người thân ra thi với nhau, cha tao hơn cha mày vì có cái này cái khác, mẹ tao và mẹ mày, cậu tao và cậu mày...Sau này lớn lên nhận thức khác đi, tức cười sao hồi đó nhận thức mình quá ấu trỉ! Rứa mà hôm nay chính quyền thi công chức lại đem bố mẹ ra thi, ông nội ra thi.
Hy vọng sau này cháu mình đừng đem cụ cố ra thi công chức khi xét biên chế cho con nó!
Em và thằng bạn cạnh nhà đều có con xét thi vào công chức, con em và con nó hai đứa đều có bằng giỏi, em và nó đều không có huân chương, vợ em và vợ nó đều dân buôn bán. Năm nay huyện xét biên chế 20 xuất mà con thương binh liệt sỉ và con của người có huân huy chương chiếm gần hết, còn một suất con em và con nó cạnh tranh, huyện xét đến đời ông nội. Nên em điện hỏi anh hồi trước cha mình có huân huy nào không, nếu không có là thua nó, vì cha nó có huy chương!
Thời còn con nít chúng tôi chơi với nhau thường đem người thân ra thi với nhau, cha tao hơn cha mày vì có cái này cái khác, mẹ tao và mẹ mày, cậu tao và cậu mày...Sau này lớn lên nhận thức khác đi, tức cười sao hồi đó nhận thức mình quá ấu trỉ! Rứa mà hôm nay chính quyền thi công chức lại đem bố mẹ ra thi, ông nội ra thi.
Hy vọng sau này cháu mình đừng đem cụ cố ra thi công chức khi xét biên chế cho con nó!
Nghĩ về ngày nhà giáo
Từ lâu tôi không còn mặn mà với cái ngày ấy nửa,
xấu hổ ư? Trong suốt thời gian gần 37 năm ròng rả đứng trên bục giảng
tôi tự hào không làm gì xấu hổ với ngành, vậy tại sao? Ngành giáo dục
XHCN làm tôi xấu hổ.
Cổ nhân có câu "không thầy đố mày làm nên ", qua đó biết rằng muốn làm được việc thì phải học. Nhưng thực tế cho thấy đại đa số làm quan hiện nay không cần phải đến trường, sau này cán bộ có bằng này cấp nọ là học giả bằng thật để giữ ghế mà thôi.
Theo lời của một thứ trưởng của Bộ GD, thì sinh viên ra trường 70% làm trái ngành nghề đào tạo, tức là học "bồng em" mà bắt "xay lúa"! Còn lại không có việc làm, làm đúng ngành nghề rất ít. Qua đó biết rằng, với công việc của xứ ta thì không cần học làm cũng được, vì học cũng không hơn gì mấy.
Thực ra, nước CHXHCN thừa hưởng một số người được đào tạo thời Pháp thuôc, thời miền nam và một số trí thức giỏi lớn lên từ mái trường XHCN. Nhưng với chủ trương "hồng hơn chuyên" nên nền GD XHCN không tận dụng mấy những thành phần này, có người còn bị tiêu diệt.
Mấy năm trở lại đây, với phương tiện thông tin hiện đại, quốc hội họp được truyền hình trực tiếp cho dân xem, chúng ta mới ngả ngửa ra nhiều ông nghị cầm giấy đọc thuộc bài ,những ông nghị phát ngôn ngớ ngẩn làm trò cười cho thiên hạ. Những ông nghị này bằng cấp đầy mình cả đấy!
Tìm đâu xa, cái ông BỘ Thăng không biết có bằng cấp gì là chính, mà hết làm bí thư đoàn rồi tống dầu khí, hiện nay là bộ Giao thông;Những việc làm ở các ngành trước kia thì ít đụng đến dân nên không mấy ai biết, bây giờ ông ta cầm chịch giao thông, ra nhiều quyết sách trái cẳng ngổng làm loạn cả lên; Ông trưởng thủ là quan thầy của ông ta, vừa rồi bật mí với dân là 12 tuổi theo đảng, không cần tới trường, mà cũng làm nên sự nghiệp lớn, hết y tá rồi giám đốc phẩu thuật, rồi bí thư tỉnh, rồi thống đốc ngân hàng, rồi thủ tướng giỏi nhất châu Á... việc gì cũng không thoái thác, việc gì cũng làm trôi chảy; Theo ông ta nói,được như vậy là nhờ đảng cho chứ ông ta không xin.Ai bảo "nhân bất học bất tri lý, nhỏ không học lớn hàn vi", nhỏ không học được thì lớn học!
Tôi sinh năm 1954, thua ông Dủng 5 tuổi, đã về hưu trước tuổi 3 năm , lý do chưa đạt chuẩn. Năm 12 tuổi tôi thi đỗ vào trường trung học Nguyễn Hoàng với thứ hạng cao (13/250), năm 1972 tôi thi tú tài 1 ban toán đỗ Bình (khóa ngày 2/8), năm 1972 tôi là một trong những HS Nguyễn Hoàng hiếm hoi đỗ vào trường sư phạm Huế học thường xuyên 2 năm . Sở dỉ tôi kể như vậy không phải khoe, mà...sau này các thầy cô lớp "cùng sào" ở trường tôi đều tốt nhiệp Đại Học cả, duy nhất một mình tôi là chưa chuẩn. Tôi khác với bác Dủng , bác Dủng không xin mà đảng cho, còn tôi xin mà đảng không cho.
Con tôi sinh năm 1981, theo nghiệp bút nghiên từ nhỏ đến lớn, tốt nghiệp trung học xong , cháu thi vào trường cao đẳng nghệ thuật, tốt nghiệp loại khá, ra trường 5 năm xin việc mỏi con mắt không được, sau học trung cấp mẩu giáo, học cao đẳng mẩu giáo, bây giờ học đại học mẩu giáo, cứ học nửa học mải mà chưa có việc làm ổn đinh.
Tôi nghỉ, nói như Nguyễn Thông, giải tán cái bộ học đi, chứ học cũng chả làm được cái chi chi.
Cổ nhân có câu "không thầy đố mày làm nên ", qua đó biết rằng muốn làm được việc thì phải học. Nhưng thực tế cho thấy đại đa số làm quan hiện nay không cần phải đến trường, sau này cán bộ có bằng này cấp nọ là học giả bằng thật để giữ ghế mà thôi.
Theo lời của một thứ trưởng của Bộ GD, thì sinh viên ra trường 70% làm trái ngành nghề đào tạo, tức là học "bồng em" mà bắt "xay lúa"! Còn lại không có việc làm, làm đúng ngành nghề rất ít. Qua đó biết rằng, với công việc của xứ ta thì không cần học làm cũng được, vì học cũng không hơn gì mấy.
Thực ra, nước CHXHCN thừa hưởng một số người được đào tạo thời Pháp thuôc, thời miền nam và một số trí thức giỏi lớn lên từ mái trường XHCN. Nhưng với chủ trương "hồng hơn chuyên" nên nền GD XHCN không tận dụng mấy những thành phần này, có người còn bị tiêu diệt.
Mấy năm trở lại đây, với phương tiện thông tin hiện đại, quốc hội họp được truyền hình trực tiếp cho dân xem, chúng ta mới ngả ngửa ra nhiều ông nghị cầm giấy đọc thuộc bài ,những ông nghị phát ngôn ngớ ngẩn làm trò cười cho thiên hạ. Những ông nghị này bằng cấp đầy mình cả đấy!
Tìm đâu xa, cái ông BỘ Thăng không biết có bằng cấp gì là chính, mà hết làm bí thư đoàn rồi tống dầu khí, hiện nay là bộ Giao thông;Những việc làm ở các ngành trước kia thì ít đụng đến dân nên không mấy ai biết, bây giờ ông ta cầm chịch giao thông, ra nhiều quyết sách trái cẳng ngổng làm loạn cả lên; Ông trưởng thủ là quan thầy của ông ta, vừa rồi bật mí với dân là 12 tuổi theo đảng, không cần tới trường, mà cũng làm nên sự nghiệp lớn, hết y tá rồi giám đốc phẩu thuật, rồi bí thư tỉnh, rồi thống đốc ngân hàng, rồi thủ tướng giỏi nhất châu Á... việc gì cũng không thoái thác, việc gì cũng làm trôi chảy; Theo ông ta nói,được như vậy là nhờ đảng cho chứ ông ta không xin.Ai bảo "nhân bất học bất tri lý, nhỏ không học lớn hàn vi", nhỏ không học được thì lớn học!
Tôi sinh năm 1954, thua ông Dủng 5 tuổi, đã về hưu trước tuổi 3 năm , lý do chưa đạt chuẩn. Năm 12 tuổi tôi thi đỗ vào trường trung học Nguyễn Hoàng với thứ hạng cao (13/250), năm 1972 tôi thi tú tài 1 ban toán đỗ Bình (khóa ngày 2/8), năm 1972 tôi là một trong những HS Nguyễn Hoàng hiếm hoi đỗ vào trường sư phạm Huế học thường xuyên 2 năm . Sở dỉ tôi kể như vậy không phải khoe, mà...sau này các thầy cô lớp "cùng sào" ở trường tôi đều tốt nhiệp Đại Học cả, duy nhất một mình tôi là chưa chuẩn. Tôi khác với bác Dủng , bác Dủng không xin mà đảng cho, còn tôi xin mà đảng không cho.
Con tôi sinh năm 1981, theo nghiệp bút nghiên từ nhỏ đến lớn, tốt nghiệp trung học xong , cháu thi vào trường cao đẳng nghệ thuật, tốt nghiệp loại khá, ra trường 5 năm xin việc mỏi con mắt không được, sau học trung cấp mẩu giáo, học cao đẳng mẩu giáo, bây giờ học đại học mẩu giáo, cứ học nửa học mải mà chưa có việc làm ổn đinh.
Tôi nghỉ, nói như Nguyễn Thông, giải tán cái bộ học đi, chứ học cũng chả làm được cái chi chi.
Đời đời nhớ ơn nhà họ Đoàn
Hai anh em họ dạy cho các quan một bài học về
lòng dân: Những người như chị Dậu, như anh Pha cả đời chỉ một nắng hai
sương, thật thà cắn cơm không bể.. nhưng quan đừng được nước lấn tới mà
bị lật thuyền!
Thực ra, dính oan gia không chỉ có hai
anh em nhà họ Đoàn, mà hằng hà sa số; không phải chỉ dân oan xuống
đường biểu tình đòi đất, không phải dân oan ngồi lỳ tai vườn hoa gần nhà
QH từ năm này qua năm khác mà tận hang cùng ngỏ hẻm của tổ quốcđang âm ỉ
âm thầm chịu đựng vì dân biết "cóc kêu chẳng thấu trời". Đã đến lúc
quan phải xem lại luật đất đai, không lẻ vô cớ mà hơn 80% dân đi kiện là
từ đất đai, không lẻ dân không oan mà gây sự với nhà nước vì bọn xấu
xúi dục!
Thực ra, các quan ở Tiên Lảng quá xui
xẻo, vì có phải chỉ một nơi này cướp đất của dân đâu, mà nhiều nơi trên
đất nước Việt cũng lạm quyền như thế nhưng tất cả đều "chìm xuồng" nên
êm êm đi vào quên lảng; trừ phi gặp anh em nhà họ Đoàn mới "hư bột hư
đường "như vậy. Quan đa số giống nhau, còn anh em nhà họ Đoàn chỉ có
một! Chỉ một thôi cũng làm cho cấp lãnh đạo chùn bước!
Cám
ơn hai anh em nhà họ Đoàn đã làm cho phơi bày cái dốt nát, cái tham
lam, cái ma mảnh, cái bao che, cái bỉ ổi, cái cà chớng của quan. Mới
biết các quan bề ngoài xem oai phong lẩm liệt vậy mà mở miệng nói ra là
thối um, dân cười khinh bỉ vì phát ngôn của quan.Dân ngạc nhiên khi các
quan từ tỉnh xuống huyện xuống xã không nghe có ai phát ngôn chửng chạc
cả.
Đời đời nhớ hai anh em nhà họ Đoàn đã dũng
cảm làm cho quan sáng mắt ra; từ đó nhớ lại bài học mà Bác Hồ đã dạy:
Đối với dân phải kính trọng lể phép!
Nguyễn Anh xướng
Thong thả ung dung dự tiệc tràHọ làng cưới hỏi lại tân giaÁo khăn lật đật treo ngay giáÔ dép vội vàng để trước nhàNhà nọ nhà kia không chốn miễnLàng trên xóm dưới chẳng nơi thaBổng hưu chả thiết giao bà lãnhBù lỗ cơm canh với xuất ra
Đàn bà
Có người nói " thế giới đang phục vụ cho đàn
bà". Theo tôi đúng như vậy. Các đấng mày râu vặn hết ga lăng để chinh
phục phụ nử; các đức ông chồng ra ngoài thì hùng hổ nhưng về nhà thì lép
vế trước uy quyền của vợ; các nhà thơ nhà văn thi sỉ tốn công đèn sách
để ca tụng đàn bà; các nhà chính trị tâng bốc phụ nử để được họ dồn
phiếu; nhà nước thì tôn vinh bà mẹ VN anh hùng..
Nhưng đàn bà có xứng đáng nhận được phần thưởng ấy không? Theo tôi ; Không! Ngoài đức tính chịu khó, tằn tiện thì đàn bà có nhiều tính xấu như tham lam, bủn xỉn, nông cạn..Đã đến lúc chúng ta là cánh đàn ông không tiếp tục dại dột như vậy nửa, chúng ta phải cảnh tỉnh phái đẹp, đừng để họ được nước lấn tới. Nhân ngày phụ nử tôi có sáng tác bài thơ vui nhằm chọc tức đàn bà, mời các đáng nam nhi chúng ta đọc và tiếp tục sáng tác:
Nhân ngày mồng tám tháng ba
Chị em phụ nử đi ra đi vào
Đàn ông kính cẩn cúi chào
Đàn bà phấn khởi đi vào đi ra
Qua ngày mồng chín tháng ba
Chị em vẫn cứ đi ra đi vào
Đàn ống kính cẩn cúi chào
Đàn bà kênh kiệu đi vào đi ra
Qua ngày mồng mười tháng ba
Chị em vẫn cứ đi ra đi vào
Đàn ông thấy vậy chẳng chào
Đàn bà giận dữ lao vào lao ra
Qua ngày mười một tháng ba
Đàn bà tiếp tục đi ra đi vào
Đàn ông thấy vậy cười trào
Đàn bà tức giận lao vào lao ra
Qua ngày mười hai tháng ba
Đàn bà mệt mỏi đi ra đi vào
Đàn ông thấy vậy thì thào(lo lắng)
Đàn bà đuối sức bươn vào bươn ra
Qua ngày mười ba tháng ba
Đàn bà lì lơm lết ra lết vào
Đàn ông thấy vậy vực vào
Đàn bà nằm thở hết vào hết ra...
Mời các đấng mày râu làm tiếp đến hết tháng ba luôn. Nhưng cẩn thận ẩn danh kẻo vợ biết được siết chặt cấm vận thì khốn..
Nhưng đàn bà có xứng đáng nhận được phần thưởng ấy không? Theo tôi ; Không! Ngoài đức tính chịu khó, tằn tiện thì đàn bà có nhiều tính xấu như tham lam, bủn xỉn, nông cạn..Đã đến lúc chúng ta là cánh đàn ông không tiếp tục dại dột như vậy nửa, chúng ta phải cảnh tỉnh phái đẹp, đừng để họ được nước lấn tới. Nhân ngày phụ nử tôi có sáng tác bài thơ vui nhằm chọc tức đàn bà, mời các đáng nam nhi chúng ta đọc và tiếp tục sáng tác:
Nhân ngày mồng tám tháng ba
Chị em phụ nử đi ra đi vào
Đàn ông kính cẩn cúi chào
Đàn bà phấn khởi đi vào đi ra
Qua ngày mồng chín tháng ba
Chị em vẫn cứ đi ra đi vào
Đàn ống kính cẩn cúi chào
Đàn bà kênh kiệu đi vào đi ra
Qua ngày mồng mười tháng ba
Chị em vẫn cứ đi ra đi vào
Đàn ông thấy vậy chẳng chào
Đàn bà giận dữ lao vào lao ra
Qua ngày mười một tháng ba
Đàn bà tiếp tục đi ra đi vào
Đàn ông thấy vậy cười trào
Đàn bà tức giận lao vào lao ra
Qua ngày mười hai tháng ba
Đàn bà mệt mỏi đi ra đi vào
Đàn ông thấy vậy thì thào(lo lắng)
Đàn bà đuối sức bươn vào bươn ra
Qua ngày mười ba tháng ba
Đàn bà lì lơm lết ra lết vào
Đàn ông thấy vậy vực vào
Đàn bà nằm thở hết vào hết ra...
Mời các đấng mày râu làm tiếp đến hết tháng ba luôn. Nhưng cẩn thận ẩn danh kẻo vợ biết được siết chặt cấm vận thì khốn..
Nổi khổ bệnh nhân
Tôi nuôi bố tôi nằm viện tỉnh 10 ngày.Khoa bố
tôi điều trị là khoa tim mạch nằm trên lầu ba của bệnh viện tỉnh vừa mới
xây.
Vừa bước lên cầu thang là một "đại sảnh đường" rộng thênh thang như một sân đá bóng mini, phòng này không biết để làm gì, có mấy chiếc ghế ngồi, không lẻ chổ dành cho người nhà vào thăm mà "hào phóng" như thế này. Tiếp đến bên trái là một phòng rất lớn chiếm 1/4 dảy bên trái, hình như đây là phòng họp vì thấy đặt chính giữa phòng một chiếc bàn dài gần hết phòng, chứa khoảng trăm khách, phòng luôn đóng kín, phủ một lớp bụi vàng lâu ngày chứng tỏ không ai sử dụng đến. Tiếp đến là một phòng khoảng 80m vuông không thấy có biển đề phòng gì cũng không thấy đồ đạc bên trong nhưng đèn luôn sáng choang. Tiếp đến là phòng bệnh nhân nam gồm 7 giường. Tiếp đến là phòng bệnh nhân nử gồm 4 giường. Tiếp đến là phòng trực y tá. Tiếp đến là 5 phòng nửa đóng im ỉm suốt ngaỳ mà trên biển đề là phòng thí nghiệm hay phòng dự án xã hội nào đó mà tôi không hiểu. Cuối cùng là phòng khá rộng, gấp ba các phòng khác, hình như là phòng sinh hoạt của khoa vì khi tôi đến đó nhằm ngày giổ tổ, thấy nhảy múa ca hát và zô zô ở phòng này.
Bên phải của dảy lầu này cũng chỉ có hai phòng nhỏ dành cho bệnh nhân mà đề ngoài bảng là cấp cứu. Còn lại dành cho phòng nhân viên, phòng thay đồ nam phòng thay đồ nử, phòng thay đồ phẩu thuật ...
Mười ngaỳ nuôi bố là 10 ngày nằm gai nếm mật. Mổi bệnh nhân ít nhất có một người nuôi, vị chí một phòng như căn nhà ba gian mà chứa ít nhất 22 người, có những lúc giường nằm hai người thì chứa ngót nghét 30 người. Tất cả dùng chung một phòng vệ sinh vừa tắm vừa giặt vừa tiêu tiểu, đặc biệt cái cầu đi đại tiện bấm nút dội nước cứ chảy rì rì, phải dùng gáo múc nước đầu vòi tắm đem đến dội khoảng 10 gáo mới xuống phân, người nào yếu làm xong thở dốc. Bệnh nhân tim người gậy guộc, có người không đi được, muốn tiểu người nhà dìu đến đợi người khảc ra không kịp phọt ra sàn nhà là chuyện thường.
Ban đêm tiếng rên rỉ, tiếng la hét, tiếng than thở, tiếng đập muổi hòa chung tao thành một âm thanh khó ngủ, họa may Chí Phèo mới chợp mặt được .
Vừa bước lên cầu thang là một "đại sảnh đường" rộng thênh thang như một sân đá bóng mini, phòng này không biết để làm gì, có mấy chiếc ghế ngồi, không lẻ chổ dành cho người nhà vào thăm mà "hào phóng" như thế này. Tiếp đến bên trái là một phòng rất lớn chiếm 1/4 dảy bên trái, hình như đây là phòng họp vì thấy đặt chính giữa phòng một chiếc bàn dài gần hết phòng, chứa khoảng trăm khách, phòng luôn đóng kín, phủ một lớp bụi vàng lâu ngày chứng tỏ không ai sử dụng đến. Tiếp đến là một phòng khoảng 80m vuông không thấy có biển đề phòng gì cũng không thấy đồ đạc bên trong nhưng đèn luôn sáng choang. Tiếp đến là phòng bệnh nhân nam gồm 7 giường. Tiếp đến là phòng bệnh nhân nử gồm 4 giường. Tiếp đến là phòng trực y tá. Tiếp đến là 5 phòng nửa đóng im ỉm suốt ngaỳ mà trên biển đề là phòng thí nghiệm hay phòng dự án xã hội nào đó mà tôi không hiểu. Cuối cùng là phòng khá rộng, gấp ba các phòng khác, hình như là phòng sinh hoạt của khoa vì khi tôi đến đó nhằm ngày giổ tổ, thấy nhảy múa ca hát và zô zô ở phòng này.
Bên phải của dảy lầu này cũng chỉ có hai phòng nhỏ dành cho bệnh nhân mà đề ngoài bảng là cấp cứu. Còn lại dành cho phòng nhân viên, phòng thay đồ nam phòng thay đồ nử, phòng thay đồ phẩu thuật ...
Mười ngaỳ nuôi bố là 10 ngày nằm gai nếm mật. Mổi bệnh nhân ít nhất có một người nuôi, vị chí một phòng như căn nhà ba gian mà chứa ít nhất 22 người, có những lúc giường nằm hai người thì chứa ngót nghét 30 người. Tất cả dùng chung một phòng vệ sinh vừa tắm vừa giặt vừa tiêu tiểu, đặc biệt cái cầu đi đại tiện bấm nút dội nước cứ chảy rì rì, phải dùng gáo múc nước đầu vòi tắm đem đến dội khoảng 10 gáo mới xuống phân, người nào yếu làm xong thở dốc. Bệnh nhân tim người gậy guộc, có người không đi được, muốn tiểu người nhà dìu đến đợi người khảc ra không kịp phọt ra sàn nhà là chuyện thường.
Ban đêm tiếng rên rỉ, tiếng la hét, tiếng than thở, tiếng đập muổi hòa chung tao thành một âm thanh khó ngủ, họa may Chí Phèo mới chợp mặt được .
Những ai nằm viện
Trong những lúc rổi rải, tôi thường lân la hỏi
thăm hoàn cảnh của những bệnh nhân quanh quanh,trò chuyện với bệnh nhân,
với người nhà bệnh nhân.
Có hai bệnh nhân tôi cho là đặc biệt: Một anh 65 tuổi có tên là Nguyễn B L quê ở Vỉnh Lâm là thầy giáo dạy cấp ba về hưu, là thương binh, nghiện rượu, người không bình thường, lên cơn là quậy phá,bỏ đi, theo như người nhà là một sỉ quan công an đang công tác tại trại phạm nhân,
thì ông bị vết thương cũ tái phát, hiện ông hưởng hai lương thương binh và hưu trí tháng hơn 4 triệu, . Đứa con thật hiếu thảo, ngày nào cũng săn sóc quanh bố, canh chừng coi bố bỏ đi, lúc rảnh đem máy tính xách tay ra chơi game.
Một anh cũng nhà giáo về hưu 70 tuổi ,tên là Thái Văn.. , quê ở Vỉnh Quang, trước là giáo viên dạy cấp ba Vỉnh Linh, ông này khi mới đưa vào viện bốc ngào ngạt mùi rượu, người nhà nói cúng âm hồn uống quá chén, ông ta luôn miệng nói tiếc con heo quay 40 cân chưa ăn hết. Khi đã tỉnh rượu "áp huýêt hạ" tôi hỏi thăm mới biết ông ta là giáo viên cấp ba thành tích đầy mình, năm nào cũng đạt giáo viên dạy giỏi, cũng chiến sỉ thi đua, từng là chiến sỷ bắn máy bay, từng có nhiều chiến công , ..
Nếu không tiếp xúc với hai ông Vỉnh Linh này thi không biết họ là nhà giáo!.
Một ông khác cũng khá đặc biệt, cùng lứa tuổi hai ông trên, 65 tuổi, người Gio Hải, có đi lính trong nam đến ngày giải phóng , nhưng hoat động bí mật cho cách mạng, hiện cũng hưởng lương thương binh, thêm trợ cấp cho người có công. Theo ông nói, nhà ông có 4 anh em trai thì đều làm cách mạng cả , các người anh một hy sinh, một tập kết, một thoát ly lên rừng giờ là đại tá về hưu thêm bí thư chi bộ ở gần đây. Ông này không kể về chiến công "hoạt động cách mạng" như hai ông trên, người hiền lành, có đến 8 đứa con.
Có thêm một ông không kém phần "hấp dẫn", 71 tuổi, quê Triệu Vân, gần quê tôi, cũng xuất thân từ giáo viên, sau làm tổ chức tỉnh ủy trước khi nghỉ hưu, thoát ly từ năm 59, hiện hưởng lương hưu 5,5 triệu. Ông này không phải là bệnh nhân mà đi thăm nuôi vợ bị "nhiểm chất độc da cam", ông ta kể về vợ với lòng thương yêu vô hạn:Chồng đi làm cách mạng, ở nhà nuôi 5 đứa con, tiếp tế cho chồng, tham gia họat động bí mật trong vùng địch tạm chiếm, suốt đời vất vả giờ được nhà nước cho hưởng chế độ có công và da cam tháng 2 triệu thì bj đau suốt 15 năm nay, suy tim độ 4 do bị nhiểm da cam. Vừa kể chuyện da cam thì có đứa cháu gọi ông ta bằng chú ruột vào thăm thím, ông ta bảo đứa cháu này cũng bị nhiểm da cam, lấy chồng mà không có con!
Nhân chuyện da cam, trong phòng có một cậu tên Sơn, 37 tuổi, là phạm nhân suy tim độ 2, nằm viện có hai cảnh sát nhân dân gác bên giường, có một thanh niên không bình thường đi theo công an vào thăm Sơn, người thanh niên này là tòng phạm vụ hiếp dâm cướp của giết người mới bị một năm tù ra, hai đứa khác chủ mưu cũng là con chaú cán bộ to, một đứa 17 năm một đứa 12 năm. Tôi hỏi sao xử nhẹ thế. Sơn nói vì chạy được "nhiểm chất độc da cam", thằng đó bị nhiểm 75%, có lương. Sao vụ động trời vậy xảy ra trong tỉnh mà tôi không biết!Tôi liên tưởng đến vụ ba anh em hiếp dâm gây chấn động dư luận vì có bà lương y quả quyết là ba chàng này "còn trinh", cả ba lảnh án 45 năm tù. Chất độc da cam hay thật!
Ở quê tôi, ai đi ra 72 nếu không có thương binh thì cũng làm được nhiểm da cam. Sao thằng Mỷ không bồi thường cho những nạn nhân bị bom mìn của chúng để lại, thương tích này quá rõ ràng, không như da cam khó mà biết nhiểm hay không?
Trên đây là những bệnh nhân tiêu biểu, còn những bệnh nhân khác đều là thương binh, bệnh binh, thương tật do lao động, có công cách mạng, người già trên 80..Nghĩa là những bệnh nhân này bệnh viện không thu đồng nào. Về phương diện y tế, nhà nước này đúng là nhà nứơc Xã Hội, nhưng chỉ "xã " cho một số ít thành phần "cơ bản" thôi! Nhân dân phải đóng gấp đôi đề bù cho họ.
Có hai bệnh nhân tôi cho là đặc biệt: Một anh 65 tuổi có tên là Nguyễn B L quê ở Vỉnh Lâm là thầy giáo dạy cấp ba về hưu, là thương binh, nghiện rượu, người không bình thường, lên cơn là quậy phá,bỏ đi, theo như người nhà là một sỉ quan công an đang công tác tại trại phạm nhân,
thì ông bị vết thương cũ tái phát, hiện ông hưởng hai lương thương binh và hưu trí tháng hơn 4 triệu, . Đứa con thật hiếu thảo, ngày nào cũng săn sóc quanh bố, canh chừng coi bố bỏ đi, lúc rảnh đem máy tính xách tay ra chơi game.
Một anh cũng nhà giáo về hưu 70 tuổi ,tên là Thái Văn.. , quê ở Vỉnh Quang, trước là giáo viên dạy cấp ba Vỉnh Linh, ông này khi mới đưa vào viện bốc ngào ngạt mùi rượu, người nhà nói cúng âm hồn uống quá chén, ông ta luôn miệng nói tiếc con heo quay 40 cân chưa ăn hết. Khi đã tỉnh rượu "áp huýêt hạ" tôi hỏi thăm mới biết ông ta là giáo viên cấp ba thành tích đầy mình, năm nào cũng đạt giáo viên dạy giỏi, cũng chiến sỉ thi đua, từng là chiến sỷ bắn máy bay, từng có nhiều chiến công , ..
Nếu không tiếp xúc với hai ông Vỉnh Linh này thi không biết họ là nhà giáo!.
Một ông khác cũng khá đặc biệt, cùng lứa tuổi hai ông trên, 65 tuổi, người Gio Hải, có đi lính trong nam đến ngày giải phóng , nhưng hoat động bí mật cho cách mạng, hiện cũng hưởng lương thương binh, thêm trợ cấp cho người có công. Theo ông nói, nhà ông có 4 anh em trai thì đều làm cách mạng cả , các người anh một hy sinh, một tập kết, một thoát ly lên rừng giờ là đại tá về hưu thêm bí thư chi bộ ở gần đây. Ông này không kể về chiến công "hoạt động cách mạng" như hai ông trên, người hiền lành, có đến 8 đứa con.
Có thêm một ông không kém phần "hấp dẫn", 71 tuổi, quê Triệu Vân, gần quê tôi, cũng xuất thân từ giáo viên, sau làm tổ chức tỉnh ủy trước khi nghỉ hưu, thoát ly từ năm 59, hiện hưởng lương hưu 5,5 triệu. Ông này không phải là bệnh nhân mà đi thăm nuôi vợ bị "nhiểm chất độc da cam", ông ta kể về vợ với lòng thương yêu vô hạn:Chồng đi làm cách mạng, ở nhà nuôi 5 đứa con, tiếp tế cho chồng, tham gia họat động bí mật trong vùng địch tạm chiếm, suốt đời vất vả giờ được nhà nước cho hưởng chế độ có công và da cam tháng 2 triệu thì bj đau suốt 15 năm nay, suy tim độ 4 do bị nhiểm da cam. Vừa kể chuyện da cam thì có đứa cháu gọi ông ta bằng chú ruột vào thăm thím, ông ta bảo đứa cháu này cũng bị nhiểm da cam, lấy chồng mà không có con!
Nhân chuyện da cam, trong phòng có một cậu tên Sơn, 37 tuổi, là phạm nhân suy tim độ 2, nằm viện có hai cảnh sát nhân dân gác bên giường, có một thanh niên không bình thường đi theo công an vào thăm Sơn, người thanh niên này là tòng phạm vụ hiếp dâm cướp của giết người mới bị một năm tù ra, hai đứa khác chủ mưu cũng là con chaú cán bộ to, một đứa 17 năm một đứa 12 năm. Tôi hỏi sao xử nhẹ thế. Sơn nói vì chạy được "nhiểm chất độc da cam", thằng đó bị nhiểm 75%, có lương. Sao vụ động trời vậy xảy ra trong tỉnh mà tôi không biết!Tôi liên tưởng đến vụ ba anh em hiếp dâm gây chấn động dư luận vì có bà lương y quả quyết là ba chàng này "còn trinh", cả ba lảnh án 45 năm tù. Chất độc da cam hay thật!
Ở quê tôi, ai đi ra 72 nếu không có thương binh thì cũng làm được nhiểm da cam. Sao thằng Mỷ không bồi thường cho những nạn nhân bị bom mìn của chúng để lại, thương tích này quá rõ ràng, không như da cam khó mà biết nhiểm hay không?
Trên đây là những bệnh nhân tiêu biểu, còn những bệnh nhân khác đều là thương binh, bệnh binh, thương tật do lao động, có công cách mạng, người già trên 80..Nghĩa là những bệnh nhân này bệnh viện không thu đồng nào. Về phương diện y tế, nhà nước này đúng là nhà nứơc Xã Hội, nhưng chỉ "xã " cho một số ít thành phần "cơ bản" thôi! Nhân dân phải đóng gấp đôi đề bù cho họ.
Hiến kế cho y tế
Trong mấy ngày nuôi bố nằm viện tôi suy nghĩ
nhiều cho thân phận dân Việt, suốt đời đầu tắt mặt tối lao dộng mà không
đủ lo chi phí cho một lần nằm viện!
Có một bệnh nhân chỉ hơn 50 tuổi, áp huyết cao hơn 200, chỉ nằm không ngồi dậy được, điều trị hơn 10 ngày rồi áp huyết có hạ nhưng vẫn không ngồi dậy được, người ốm tong teo không còn sức sống, hàng ngày cứ nghe bệnh viện nhắc nộp tiền, tôi hỏi sao không nộp một lần, người nhà bảo không có tiền, chạy tiền từng ngày . Sau khi đã tốn một khỏan tiền lớn, người nhà đành đem về chờ chết, không đủ tiền lên tuýên trên.
Tôi bị ám ảnh mải thằng bạn cùng lớn lên một làng, cùng học một trường từ nhỏ đến khi bạn ấy đi lính, chết lúc 50 tuổi vì bệnh tim. Khi phát hiện bệnh tim cần mổ thì bạn tôi không có tiền, đến khi chổ bạn tôi ở lên thị tứ, bán được đất thì không mổ được đành chịu chết.
Tôi có mấy suy nghĩ nhỏ cho giải pháp cứu người . Ai cũng biết bệnh viện nước ta nơi thì bỏ không nơi thì quá tải, vậy chúng ta phải có giải pháp toàn dịên để phân bố bệnh nhân hợp lý. Ai cũng biết dân chúng không ai muốn đau nằm viện, nên đều muốn mua bảo hiểm gía phải chăng như làm từ thiện cho người khác. Xuất phát từ quan niệm đó của người dân tôi có đề nghị giải pháp như sau:
_ Mua bảo hiểm bắt buộc toàn dân(kể cả người đang hưởng chế độ BHXH):Người tham gia BH càng nhiều thì chi phí cho đóng BH càng ít.
_Chỉ chi trả BH cho những ca bệnh tốn kém , những ca cần nhiều tiền mới cần BH chi trảchửa bệnh .
_Tất cả mọi bệnh vịện đều có quyền tham gia chửa bệnh (đương nhiên là dành cho BH).
_Nghiêm cấm mọi hoạt động của cán bộ nhà nước ngành y làm ngoài.
_Để khuyến khích người tài chửa bệnh , quần chúng tham gia đánh giá từng bệnh viện từng bác sỉ, cho phép mọi người dân có quyền chọn bác sỷ chửa trị chọn bệnh viện điều trị. Những bác sỷ giỏi, nhữung bệnh viện có uy tín được hưởng phần trăm thêm tiền đóng BH của bệnh nhân ngoài lương.
_Kiên quyết không chửa trị những bệnh nhân trái tuyến, nghĩa là đưa lên tuyến trên những bệnh nhân mà tuyến dưới có thể chửa trị được. Cái này nhằm hạn chế tốn kém và quá tải .
_Mổi trạm y tế nơi bệnh nhân tham gia BH, phải quản lý hồ sơ về sổ khám, về tình hình chửa trị các tuýên khác,để theo dỏi sức khỏe bệnh nhân. Cơ sở nào không phát hiện sớm những diển biến của bênh nhân để đề xuất hướng điều trị thì cơ sở đó chịu trách nhiệm . Nghĩa là cơ sở dưới phải quản lý hồ sơ gốc.
_Mọi người tham gia BH(khi đó là toàn dân) đều được khám sức khỏe tổng quát định kỳ, vì phòng bệnh hơn chửa bệnh.
_Nhập bệnh viện và BH làm một . Không như tình trạng hiện nay, bác sỉ kê đơn thuốc không cần thiết để huởng phần trăm ngầm của các đại lý thuốc tây, cá đơn thuốc kê cho bệnh nhân nhưng bệnh nhân chưa chắc được hưởng, các bác sỉ thường có tâm lý kê đơn cho nhiều BH chịu thanh toán chứ BV không mất mát gì, khi nhập viện cũng như khi ra viện, vì BH và BV không tin nhau nên làm nhiều thủ tục làm rắc rối thêm cho người bệnh.
Bạn nào có cao kiến gì thêm thì xin đóng góp.
Có một bệnh nhân chỉ hơn 50 tuổi, áp huyết cao hơn 200, chỉ nằm không ngồi dậy được, điều trị hơn 10 ngày rồi áp huyết có hạ nhưng vẫn không ngồi dậy được, người ốm tong teo không còn sức sống, hàng ngày cứ nghe bệnh viện nhắc nộp tiền, tôi hỏi sao không nộp một lần, người nhà bảo không có tiền, chạy tiền từng ngày . Sau khi đã tốn một khỏan tiền lớn, người nhà đành đem về chờ chết, không đủ tiền lên tuýên trên.
Tôi bị ám ảnh mải thằng bạn cùng lớn lên một làng, cùng học một trường từ nhỏ đến khi bạn ấy đi lính, chết lúc 50 tuổi vì bệnh tim. Khi phát hiện bệnh tim cần mổ thì bạn tôi không có tiền, đến khi chổ bạn tôi ở lên thị tứ, bán được đất thì không mổ được đành chịu chết.
Tôi có mấy suy nghĩ nhỏ cho giải pháp cứu người . Ai cũng biết bệnh viện nước ta nơi thì bỏ không nơi thì quá tải, vậy chúng ta phải có giải pháp toàn dịên để phân bố bệnh nhân hợp lý. Ai cũng biết dân chúng không ai muốn đau nằm viện, nên đều muốn mua bảo hiểm gía phải chăng như làm từ thiện cho người khác. Xuất phát từ quan niệm đó của người dân tôi có đề nghị giải pháp như sau:
_ Mua bảo hiểm bắt buộc toàn dân(kể cả người đang hưởng chế độ BHXH):Người tham gia BH càng nhiều thì chi phí cho đóng BH càng ít.
_Chỉ chi trả BH cho những ca bệnh tốn kém , những ca cần nhiều tiền mới cần BH chi trảchửa bệnh .
_Tất cả mọi bệnh vịện đều có quyền tham gia chửa bệnh (đương nhiên là dành cho BH).
_Nghiêm cấm mọi hoạt động của cán bộ nhà nước ngành y làm ngoài.
_Để khuyến khích người tài chửa bệnh , quần chúng tham gia đánh giá từng bệnh viện từng bác sỉ, cho phép mọi người dân có quyền chọn bác sỷ chửa trị chọn bệnh viện điều trị. Những bác sỷ giỏi, nhữung bệnh viện có uy tín được hưởng phần trăm thêm tiền đóng BH của bệnh nhân ngoài lương.
_Kiên quyết không chửa trị những bệnh nhân trái tuyến, nghĩa là đưa lên tuyến trên những bệnh nhân mà tuyến dưới có thể chửa trị được. Cái này nhằm hạn chế tốn kém và quá tải .
_Mổi trạm y tế nơi bệnh nhân tham gia BH, phải quản lý hồ sơ về sổ khám, về tình hình chửa trị các tuýên khác,để theo dỏi sức khỏe bệnh nhân. Cơ sở nào không phát hiện sớm những diển biến của bênh nhân để đề xuất hướng điều trị thì cơ sở đó chịu trách nhiệm . Nghĩa là cơ sở dưới phải quản lý hồ sơ gốc.
_Mọi người tham gia BH(khi đó là toàn dân) đều được khám sức khỏe tổng quát định kỳ, vì phòng bệnh hơn chửa bệnh.
_Nhập bệnh viện và BH làm một . Không như tình trạng hiện nay, bác sỉ kê đơn thuốc không cần thiết để huởng phần trăm ngầm của các đại lý thuốc tây, cá đơn thuốc kê cho bệnh nhân nhưng bệnh nhân chưa chắc được hưởng, các bác sỉ thường có tâm lý kê đơn cho nhiều BH chịu thanh toán chứ BV không mất mát gì, khi nhập viện cũng như khi ra viện, vì BH và BV không tin nhau nên làm nhiều thủ tục làm rắc rối thêm cho người bệnh.
Bạn nào có cao kiến gì thêm thì xin đóng góp.
Nổi niem Nguyền Hoàng
Tôi
vào Nguyễn Hoàng năm học 1966-1967, kết thúc nửa năm học 1971-1972. So
với các bạn cùng lứa, tôi học ở trường tương đối lâu. Bọn chúng tôi đa
số sinh năm 1952, 1953 lần lượt bị động viên sung vào lính. Tôi sinh năm
1954 đến năm 72 cũng bị động viên, còn lại sinh 1955 và hoản dịch là
rất ít. Đứa nào còn học 12 là thuộc "hạt gạo trên sàng".
Hồi
đó, nếu chính quyền Sài Gòn nhận thức được" nhân tài là nguyên khí quốc
gia" thì bọn tôi bớt ra chiến trường hơn. Vì rằng, bình quân thi vào
Nguyễn Hoàng hai lần mới đổ, có đứa thi đến năm ba, còn hỏng thì nhiều.
Biết thế thà hỏng để học trường tư còn hơn!
Vùng
quê tôi chợ Cạn Triệu Sơn, là vùng "xôi đậu " từ rất sớm, "muốn bắt
Việt Minh về chợ Cạn"..., quê tôi ngày "ăn cơm quốc gia", tối " thờ ma
cộng sản". Tôi tốt nghiệp tiểu học 64-65, hồi ấy thầy cô ở tỉnh về dạy,
sợ bị "cắc cù' nên dạy bữa có bữa không, thời gian học thưa dần rồi nghỉ
hẳn mà không biết trước. Đó là năm học cuối cùng của học sinh Triệu
Sơn. Rồi chúng tôi cũng được cấp bằng tiểu học để thi vào đệ thất. Lớp
chúng tôi năm đó hỏng gần hết. Đề ra:" Em hảy thuật lại một giấc mơ", mà
bọn tôi chiêm bao toàn thấy ma quỷ. Cuộc sống đời thường hải hùng thì
tìm đâu ra mộng đẹp!
Từ
năm 1964, trên vùng nông thôn Quãng Trị đã diển ra những trận đánh:Tối,
bộ đội đột nhập vào một làng, sáng máy bay ném bom, đánh nhau. Tối bộ
đội rút để lại cảnh bom đạn hoang tàn. Bọn trẻ chúng tôi sống vào cảnh
bom đạn ấy. Mẹ tôi luôn chuẩn bị sẵn đôi quang gánh để chực chạy loạn.
Ngày, bọn trẻ chúng tôi đi nhặt ống liều về làm trò chơi, đêm thì theo
đèn pháo s áng lấy dù về may aó quần, chị em chúng tôi không ai không có
áo quần dù, mặc ra mồ hôi cứ dính bết vào để lộ da ra ngoài.
Năm
1967, làng tôi đến lượt, diển ra trận đánh lớn, máy bay ném bom san
phẳng, nhà cửa cháy rụi. Tôi về nhà tìm lại "dấu xưa" mà mới hôm kia
thôi còn đầy ắp kỷ niệm trong căn nhà bé nhỏ. Bố mẹ tôi chắt chiu bấy
lâu tậu được ngôi nhà xây lợp tôn, giờ bị san phẳng, cây cối đổ nát, xác
người ngổn ngang tung toé bốc mùi nồng nặc. Nổi kinh hoàng sớm hằn sâu
vào đầu con trẻ!Từ năm đó gia đình tôi quang gánh lên ở hẳn trên tỉnh.
Bạn bè tôi tiếp tục học không quá dăm đứa.
Những
ngày đầu lên tỉnh, gia dình tôi sống nhờ nhà người bà con. Cuộc sống
bớt sợ bom rơi đạn lạc nhưng rất vất vả: cuộc sống của nông dân mất
ruộng!, Gia dình tôi sống nhờ vào sự tảo tần của chị tôi.
Bố
tôi cất được ngôi nhà mới gần nghĩa dịa, đường về Trí bưu, gọi là nhà
vì có kèo, có cột , có đòn tay, làm bằng tre lợp tranh. Nhà chưa làm
xong, gia đình tôi cũng dọn về ở, không đâu bằng nhà mình. Trang bị nội
thất có đôi quang gánh chứa chén bát mắm ruốc linh tinh, chiếc giường
tre, đôi thùng nước. Nhưng tôi cảm thấy rất sung sướng, được làm dân
"thị xã" đi học trường Nguyễn Hoàng gần đó.
Nhà
tôi cách trường một nghĩa địa, một căn cứ Mỹ. Suốt thời gian học, tuổi
thơ chúng tôi laị bị cảnh chết chóc ám ảnh,máy bay trực thăng lên xuống
chở về những xác Mỹ chết ngoài chiến trường. Hình ảnh chiếc trực thăng
với lính Mỹ lăm lăm súng trong tay, bọn chúng tôi đứng nhìn đến mất hút,
lòng quặn thắt. Nhớ hồi ở quê, cũng những chiếc trực thăng này vòng từ
làng này qua làng khác và bắn vào những điểm di động mà chúng nghi là
Việt cộng. Lớp học luôn dừng lại vì bụi bặm từ sân bay quạt vào, những
ca tải thương từ chiến trường về. Không biết nơi nào như Quãng Trị, căn
cứ quân sự đóng sát trrường học, trường công duy nhất có cả đẹ nhị cấp.
Tôi
là thằng háu đói. Hồi ở quê, mẹ tôi nấu nước ruốc mắm đam, đi chơi về
mà ngửi mùi ấy là tôi không nhịn được. Thế mà lớp học sát cạnh sở
Mỹ, đến giờ ra chơi bóc mùi bếp núc làm bủn rủn tay chân. Giá như tạo
hoá cho hấp thụ chất bổ qua đường hô hấp thì những năm tháng học ở đây
tôi khỏi lo đói, không bị suy dinh dưởng như bây giờ.
T rong
lớp học lổ chổ khăn tang, đến nổi là chuỵện thường ngày ở lớp, không ai
khóc cho ai, hôm nay bố anh, hôm mai bố tôi. Ai ai cũng lo sợ mất bố,
mất anh và người thân. Ấy thế mà trong lớp cũng tranh thủ yêu nhau, hồi
đó trong lớp đa số nam giới cồ cạp hơn nử giới và phần đông là "dân phố"
nên yêu là yêu vậy chứ mấy khi yêu mà được yêu cả. Thằng Hiền làm thơ
lục bát không thua gì Nguyễn Bính(nay đã chết), thằng Lang nheo phổ nhạc
tình yêu không thua gì Vũ Thành An:..'phố xá đông người mà tìm không
thấy em..". Tất cả chỉ nhằm một đối tượng Q tài sắc vẹn toàn và tất cả
đều kết cục:'Ngươì lên ngựa kẻ chia bào, tình ta đều nhuộm một màu tối
tăm".Tất cả chúng tôi đều đánh mất con chim đa đa, vì em không muốn lấy
chồng gần mà chỉ muốn lấy chồng xa. Tất cả học sinh Nguyễn Hoàng đều
đánh rơi ít nhất một mối tình!
Lớp
đệ tam tôi học văn với thầy Đoàn, thầy dạy văn cũng hay mà nói chuyện
chính trị cũng giỏi, Nhờ thầy mà tôi biét Mỹ giúp Pháp từ năm52, biết
Điện Biên Phủ, Hồ Chhí Minh là ai. Lớp tôi có bạn Hoàng Quốc Việt, gọi
đến tên nó thầy nói về Quốc Việt Miền bắc. Bọn tôi gọi thầy là Việt
Cộng. Thế mà tôi được biết, thầy trụ với quê hương giải phóng chưa được
bao lâu thì cũng "sao đành bỏ quê hương"!
Gia
đình tôi sống bằng nghề làm bún một nghề truyền thống ở quê tôi. Tôi là
thằng lớn nên được chị giao cho trọng trách dồi bột, khâu cần cơ bắp
nhất trong những khâu cần cơ bắp của nghề làm bún. Nhà làm bún nhưng
không khi nào được chị cho ăn bụng bún no, chị sợ mất lời. Dồi xong hai
trái bột, được chị bồi dưởng cho bát bún lồi là sướng lắm rồi.
Sau
5 năm ở tỉnh, nhờ tài hà tiện, gia đình tôi cũng cất được ngôi nhà mới
vào năm 72, ngôi nhà ván lợp tôn. Nhưng ở nhà mới chưa được bao lâu thì
chiến tranh áp sát. Cũng như bao người khác,gia đình tôi vượt "đại lộ
kinh hoàng" đi về nam. Tài sản như hồi bỏ quê ra đi, còn thua đôi quang
gánh. Năm đó tôi mới học nửa năm lớp 11.
Năm1972,
để bù hụt những thanh niên tử nạn ở chiến trường, chính quyền Sài Gòn
động viên thêm một tuổi. Bọn tội phạm chiến tranh rắp tâm muốn giết nốt
những học sinh còn sót lại như tôi. Đa số học sinh hồi đó đều rơi vào
cảnh động viên. Thi vào sư pham Húê để được "động viên tại chổ"
Học sinh Nguyễn Hoàng một số ít vào Huế Đà Nẵng học tiếp ở các trường, với hoàn cảnh như tôi thì khó mà thi đỗ.
Với
nổ lực 'không di lính", ngày làm đêm tranh thủ học, tôi thi tú tài một
ban b khoá ngày 2-8-72 đỗ hạng Bình, và thi đỗ vào trường sư phạm Huế.
Nhưng
lấy gì để ăn học? Tôi sống bằng nghề gia sư. Học sinh ở Huế ăn cơm nhà
đi học cứ như không, còn tôi vất vả kiếm gạo từng ngày. Thế mà xét hoàn
cảnh trao học bổng tôi chỉ được bán(chỉ một nửa). Nguỵ mà!
Sau
ngày thống nhất,ai cũng hớn hở về quê để hưởng thái bình , xây dựng quê
hương. Những người có chút học thức như được thở không khí tự do. Nhưng
rồi cũng không sống được với quê hương giải phóng đựơc bao lâu , đành
nuốt hận ra đi. Tôi cũng là người ra đi sau cùng, và cũng là người duy
nhất trở về lại quê hương.
Như
những con rùa ra biển khơi, có mấy con về lại quê hương để được đẻ
trứng. Tôi là người về lại quê hương mà không được đẻ trứng! Tôi nghĩ,
giá như ngày trước mình đừng thi đỗ vào trưòng Nguyễn Hoàng chắc tốt
hơn!
(Đã đăng ở quyển 1 "chân dung và kỷ niệm")
Chạy theo phổ cập đúng độ tuổi: Cho lên lớp hết.
Đứa cháu ngoại tôi học lớp năm thi môn toán cuối
năm học chỉ được 4 điểm, tôi mừng thầm vì có cơ hội bồi dưởng thêm toán
vào dịp hè cho nó. Hai ngày sau nó mừng rở báo tin thi lại môn toán
được 8 điểm. Tôi gặng hỏi nó thú thật cô vẽ, mà chỉ vẽ lời giải thôi!
Sáng hôm nay đi khám bệnh, có phụ huynh nói con học lớp năm đi thi được thầy vẽ cả lớp, thầy vẽ sai một câu nên được 9 điểm, chỉ học sinh giỏi không nghe theo thầy nên được 10 điểm. Tối lại có người em họ tới chơi dẩn theo con học lớp một, nói rằng cô xếp xen kẻ em giỏi và kém ngồi xen kẻ cho nhau coi nên làm bài được cả.
Tôi là người trong ngành nên biết những trò giã dối này. Tôi đã vạch ra nhiều vụ chay chất lượng của cô thầy, nhưng ban giám hiệu có vẻ không đồng tình. Tôi nhớ có một học sinh học lớp bốn rồi mà không biết đọc, còn viết thì chỉ vẻ lại chử của thấy, nhưng leo lên học lớp bốn. Tôi liên hệ với phụ huynh thì được phụ huynh cho biết năm nào cũng xin cho con ở lại nhưng không được.Năm này tôi quyết cho nó ở lại nhưng rồi khi thi cũng đựơc lên lớp. Phụ huynh đến trường thiếu đường van lạy cho con ở lại nhưng không được.
Động cơ để nhà trường cho lên lớp 100% vì chỉ tiêu của xã của huyện là phổ cập tiểu học 100%đúng độ tuổi. Đả đảo nền giáo dục giã tạo!
Sáng hôm nay đi khám bệnh, có phụ huynh nói con học lớp năm đi thi được thầy vẽ cả lớp, thầy vẽ sai một câu nên được 9 điểm, chỉ học sinh giỏi không nghe theo thầy nên được 10 điểm. Tối lại có người em họ tới chơi dẩn theo con học lớp một, nói rằng cô xếp xen kẻ em giỏi và kém ngồi xen kẻ cho nhau coi nên làm bài được cả.
Tôi là người trong ngành nên biết những trò giã dối này. Tôi đã vạch ra nhiều vụ chay chất lượng của cô thầy, nhưng ban giám hiệu có vẻ không đồng tình. Tôi nhớ có một học sinh học lớp bốn rồi mà không biết đọc, còn viết thì chỉ vẻ lại chử của thấy, nhưng leo lên học lớp bốn. Tôi liên hệ với phụ huynh thì được phụ huynh cho biết năm nào cũng xin cho con ở lại nhưng không được.Năm này tôi quyết cho nó ở lại nhưng rồi khi thi cũng đựơc lên lớp. Phụ huynh đến trường thiếu đường van lạy cho con ở lại nhưng không được.
Động cơ để nhà trường cho lên lớp 100% vì chỉ tiêu của xã của huyện là phổ cập tiểu học 100%đúng độ tuổi. Đả đảo nền giáo dục giã tạo!
Ngá mỏ tái phát
Tiếng quê tôi "ngứa mồm " còn gọi là "ngá mỏ". Ngá mà không gải thì thà chết sướng hơn.
Chuyện mụ Hải Yến là tư bản đỏ chui vô QH được mấy tháng bị bải nhiệm, mà những người bỏ phiếu bải nhiệm bà Yến chính là những "đồng nghiệp" của bà, chuyện trái khoáy naỳ chỉ có ở xứ Vit ta ,như chức danh thôn trưởng là do dân bầu mà dân không bải nhiệm mà do "hội đồng thôn trưởng" bải nhiệm; chúc danh hiệu trưởng do hội đồng giáo viên bầu mà do "hội đồng hiêụ trưởng" bải nhiệm. Nhớ hồi QH khóa trước họp, ĐB Nguỹên Minh Thuyết đề nghị QH bỏ phiêú bải nhiệm thủ tướng do vụ Vinashin thì Chủ tịch QH nói chưa có tiền lệ, QH bầu ra thủ tướng mà khi có sai phạm không do QH bải nhiệm mà do Bộ Chính Trị bải nhiệm!
Còn nghe nói bà Yến có tội rất to là "man khai lý lịch". Bà ta từng có chồng đã ly dị mà không khai ra, bà ta từng là đảng viên mà không khai ra. Mấy ổng này tưởng đâu chuyện khai lý lich là việc làm chỉ một mình bà Yến; nhớ hồii sau 75 mình khai lý lich một ngày chục lần, khai rồi nói còn thiếu, còn chưa rỏ ở khoản này khai thêm khai lại, mình vô biên chế mà còn khai vậy huống chi mặt Trợn chọn người vô QH, hay là lý lich bà Yến được thông qua vì bà ta có đút lót cho mặt Trợn, vụ này địa phương hay lơ đi nếu chi đẹp. Mà tưởng gì to tát, chuyện có chồng đã ly dị hay có đảng đã ly dị mà bà Yến không khai thì địa phương yêu cầu bà khai ra, không lẻ người quản lý bà Yến mà không rỏ chuyện quá rỏ như vậy, bà ta đã từng làm gián điệp mà bây giờ mặt Tron tìm ra moi giỏi. Tôi nghĩ bà Yến thấy không cần thì không khai ra, chứ khai ra thì uy tín của bà vẫn thế, sử dụng bằng dổm mà xử nhẹ huống hồ. Rứa mà 495/500 đại biểu QH bỏ phiếu bải nhiệm bà.
Chuyện ngá mỏ thứ hai là QH bàn về thanh phần kinh tế nhà nước. Kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước bấy lâu nay nhà nước phân biệt đối xử như con ghẻ và con đẻ vậy. Kinh tế nhà nước được ưu tiên 70% mà chỉ đem lại GDP 30%, ngược lại kinh tế tư nhân chỉ ưu đãi 30% mà đem lại lợi nhuận 70%. Người phụ trách kinh tế nhà nước tha hồ tác oai tác quaí, lỗ thì xin nhà nước bù lỗ. Vụ vinashine thua lổ thì vinaline bù lổ, vinaline lỗ thi vina khác bù, cứ thế đến hết tài nguyên quốc gia thì tan hàng chấm hết. Chuỵện rõ mười mươi rứa mà hiện nay nhà nước mới nhận ra, con bình loan om sòm, có phải ngu lâu hay cố tình không biết, hay ăn no rồi nói chuyện nhân nghĩa?
Ngá mỏ mà không gải sao chiu được, mà nói ra không khéo khép vô cái tội chỉ có xứ Vet ta là tuyên truyền chống phá lật đổ chính quyền. He he!!
Chuyện mụ Hải Yến là tư bản đỏ chui vô QH được mấy tháng bị bải nhiệm, mà những người bỏ phiếu bải nhiệm bà Yến chính là những "đồng nghiệp" của bà, chuyện trái khoáy naỳ chỉ có ở xứ Vit ta ,như chức danh thôn trưởng là do dân bầu mà dân không bải nhiệm mà do "hội đồng thôn trưởng" bải nhiệm; chúc danh hiệu trưởng do hội đồng giáo viên bầu mà do "hội đồng hiêụ trưởng" bải nhiệm. Nhớ hồi QH khóa trước họp, ĐB Nguỹên Minh Thuyết đề nghị QH bỏ phiêú bải nhiệm thủ tướng do vụ Vinashin thì Chủ tịch QH nói chưa có tiền lệ, QH bầu ra thủ tướng mà khi có sai phạm không do QH bải nhiệm mà do Bộ Chính Trị bải nhiệm!
Còn nghe nói bà Yến có tội rất to là "man khai lý lịch". Bà ta từng có chồng đã ly dị mà không khai ra, bà ta từng là đảng viên mà không khai ra. Mấy ổng này tưởng đâu chuyện khai lý lich là việc làm chỉ một mình bà Yến; nhớ hồii sau 75 mình khai lý lich một ngày chục lần, khai rồi nói còn thiếu, còn chưa rỏ ở khoản này khai thêm khai lại, mình vô biên chế mà còn khai vậy huống chi mặt Trợn chọn người vô QH, hay là lý lich bà Yến được thông qua vì bà ta có đút lót cho mặt Trợn, vụ này địa phương hay lơ đi nếu chi đẹp. Mà tưởng gì to tát, chuyện có chồng đã ly dị hay có đảng đã ly dị mà bà Yến không khai thì địa phương yêu cầu bà khai ra, không lẻ người quản lý bà Yến mà không rỏ chuyện quá rỏ như vậy, bà ta đã từng làm gián điệp mà bây giờ mặt Tron tìm ra moi giỏi. Tôi nghĩ bà Yến thấy không cần thì không khai ra, chứ khai ra thì uy tín của bà vẫn thế, sử dụng bằng dổm mà xử nhẹ huống hồ. Rứa mà 495/500 đại biểu QH bỏ phiếu bải nhiệm bà.
Chuyện ngá mỏ thứ hai là QH bàn về thanh phần kinh tế nhà nước. Kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước bấy lâu nay nhà nước phân biệt đối xử như con ghẻ và con đẻ vậy. Kinh tế nhà nước được ưu tiên 70% mà chỉ đem lại GDP 30%, ngược lại kinh tế tư nhân chỉ ưu đãi 30% mà đem lại lợi nhuận 70%. Người phụ trách kinh tế nhà nước tha hồ tác oai tác quaí, lỗ thì xin nhà nước bù lỗ. Vụ vinashine thua lổ thì vinaline bù lổ, vinaline lỗ thi vina khác bù, cứ thế đến hết tài nguyên quốc gia thì tan hàng chấm hết. Chuỵện rõ mười mươi rứa mà hiện nay nhà nước mới nhận ra, con bình loan om sòm, có phải ngu lâu hay cố tình không biết, hay ăn no rồi nói chuyện nhân nghĩa?
Ngá mỏ mà không gải sao chiu được, mà nói ra không khéo khép vô cái tội chỉ có xứ Vet ta là tuyên truyền chống phá lật đổ chính quyền. He he!!
Kịch thời thổ tả
Tôi không phải đệ tử ghiền của VTV, lâu lâu coi ké vợ để "hòa hợp với quần chúng". Rứa mà nghe được khối chuyện điếc con ráy.
Như mấy ngày nay nghe hai chương trình của VTV : Một vở kịch chống tiêu cực và phỏng vấn cháu HS quay clip.
_Chuyện thứ nhất về vở kịch chống tiêu cực đất đai: Câu chuỵện xẩy ra tại một xã, chủ tịch xã lạm dụng quyền chiếm đất của dân nhiều năm, dân chúng kéo lên tỉnh huyện không được giải quýết, dân tụ tập lại kéo lên trung ương thì bị chủ tịch xã biết được cho người theo dỏi hành hung phải mang thương tích trở về (ý nói chưa tới trung ương). Nhân dân mình mang đầy thương tích kéo về xã thì chủ tịch hội đồng kiêm bí thư xã xuất hiện khuyên bà con đừng lên trung ương nửa, có gì để đảng ủy xử. Có thêm vị thiếu tá về hưu khuyên nên bà con dịu giọng không đi kiện nửa, vị chủ tịch xã là cháu rể của vị thiếu tá nọ, vị thiếu tá khuyên cháu đem 30 cây vàng tham ô trả lại cho bà con bị hại và xin lổi bà con, từ này phải biết lể phép với bà con, ra đường gặp ai phải chào hỏi tử tế, chứ đừng cái mặt vênh vênh như bấy lâu nay.
Qua vở kịch VTV gửi đi thông điệp với nhân dân là đừng đi kiện nửa! Khuyên các quan tham nên tự giác trả lại tiền tham ô.
Tôi có mấy lời thưa với VTV, nếu dân kiện lên xã lên huyện mà xã huyện giải quyết thì dân nhọc công làm gì lên trung ương để bị hành hung; Vụ việc xấy ra 4 năm sao không thấy đảng mô đến khi dân lên trung ương đảng mới xuất hiện can ngăn; Vai trò cá nhân chủ tịch sao có thể độc quyền làm bậy khi làm gì cũng phải thông qua cấp ủy thông qua hội đồng; Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN, có tội phải xử rõ ràng, không lẻ được dân tha là pháp luật cũng tha.He he..
May mà vở kịch của VTV có giàn diễn viên vụng về nên chắc chắn không thuýết phục được dân nghe theo.Còn kêu gọi lòng ăn năn hối cải với các quan tham là điều không tưởng, khi các quan ấy thấy quan tài rồi mà chưa chắc đã chịu đổ lệ.
Như mấy ngày nay nghe hai chương trình của VTV : Một vở kịch chống tiêu cực và phỏng vấn cháu HS quay clip.
_Chuyện thứ nhất về vở kịch chống tiêu cực đất đai: Câu chuỵện xẩy ra tại một xã, chủ tịch xã lạm dụng quyền chiếm đất của dân nhiều năm, dân chúng kéo lên tỉnh huyện không được giải quýết, dân tụ tập lại kéo lên trung ương thì bị chủ tịch xã biết được cho người theo dỏi hành hung phải mang thương tích trở về (ý nói chưa tới trung ương). Nhân dân mình mang đầy thương tích kéo về xã thì chủ tịch hội đồng kiêm bí thư xã xuất hiện khuyên bà con đừng lên trung ương nửa, có gì để đảng ủy xử. Có thêm vị thiếu tá về hưu khuyên nên bà con dịu giọng không đi kiện nửa, vị chủ tịch xã là cháu rể của vị thiếu tá nọ, vị thiếu tá khuyên cháu đem 30 cây vàng tham ô trả lại cho bà con bị hại và xin lổi bà con, từ này phải biết lể phép với bà con, ra đường gặp ai phải chào hỏi tử tế, chứ đừng cái mặt vênh vênh như bấy lâu nay.
Qua vở kịch VTV gửi đi thông điệp với nhân dân là đừng đi kiện nửa! Khuyên các quan tham nên tự giác trả lại tiền tham ô.
Tôi có mấy lời thưa với VTV, nếu dân kiện lên xã lên huyện mà xã huyện giải quyết thì dân nhọc công làm gì lên trung ương để bị hành hung; Vụ việc xấy ra 4 năm sao không thấy đảng mô đến khi dân lên trung ương đảng mới xuất hiện can ngăn; Vai trò cá nhân chủ tịch sao có thể độc quyền làm bậy khi làm gì cũng phải thông qua cấp ủy thông qua hội đồng; Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN, có tội phải xử rõ ràng, không lẻ được dân tha là pháp luật cũng tha.He he..
May mà vở kịch của VTV có giàn diễn viên vụng về nên chắc chắn không thuýết phục được dân nghe theo.Còn kêu gọi lòng ăn năn hối cải với các quan tham là điều không tưởng, khi các quan ấy thấy quan tài rồi mà chưa chắc đã chịu đổ lệ.
VTV rao giảng
Chân mình thì lấm
be be, tay cầm bó đuốc đi re chân người". Câu ca dao đó nói lên sự khôi
hài của người thiếu nhân cách mà đi rao giảng đạo đức với người khác.
Khoảng 11 giờ hôm nay, trên VTV,phóng viên Kiều Trinh phỏng vấn các vị quan to học hàm cao học vị lớn. Qua những lời khai mào của Trinh, các chức sắc nhà nước tha hồ đao to búa lớn lên án các nàng chân dài trong vụ bán dâm vừa rồi. Xã hội có cầu mới có cung, có kẻ mua mới có người bán, sao không thấy VTV lên án các vị mua dâm, hay mua dâm một lần 2,3 ngàn đô là các người chức cao lắm của nên được miển trừ trách nhiêm!Theo lời một viên quan to thì "dấu tên các vị mua dâm vì đạo đức".
Nhớ hồi bắt Cù Huy Hà Vủ, VTV hăm hở đưa tin:"...ăn mặc trần truồng trong phòng với cô gái lúc 0h, kiểm tra thêm có hai bao cao su đã qua sử dụng..". Sau đó không tìm được bằng chứng CHHV mua dâm nên không thấy đề cập đến nửa. Qua đó cho thấy VTV không phải không lên án những người mua dâm, mà lên án ai và không lên án ai, quan to lắm tiền cần giữ bí mật vì đạo đức, còn thành phần " phản động" như CHHV thì không mua dâm cũng hô hoán mua dâm để hạ uy tín.
Bấy lâu, dưới con mắt tôi, VTV chỉ là cái mỏ trong tay quan, "ăn cơm chúa múa theo chúa". Nực cười một kẻ không có nhân cách mà đi rao giảng đạo đức cho người khác. "Đỉnh cao trí tuệ" mà đem bán trí tuệ cho quỷ dử thì còn tệ hại hơn "đỉnh cao sắc đẹp" đem bán sắc đẹp cho kẻ chức cao lắm tiền.
Khoảng 11 giờ hôm nay, trên VTV,phóng viên Kiều Trinh phỏng vấn các vị quan to học hàm cao học vị lớn. Qua những lời khai mào của Trinh, các chức sắc nhà nước tha hồ đao to búa lớn lên án các nàng chân dài trong vụ bán dâm vừa rồi. Xã hội có cầu mới có cung, có kẻ mua mới có người bán, sao không thấy VTV lên án các vị mua dâm, hay mua dâm một lần 2,3 ngàn đô là các người chức cao lắm của nên được miển trừ trách nhiêm!Theo lời một viên quan to thì "dấu tên các vị mua dâm vì đạo đức".
Nhớ hồi bắt Cù Huy Hà Vủ, VTV hăm hở đưa tin:"...ăn mặc trần truồng trong phòng với cô gái lúc 0h, kiểm tra thêm có hai bao cao su đã qua sử dụng..". Sau đó không tìm được bằng chứng CHHV mua dâm nên không thấy đề cập đến nửa. Qua đó cho thấy VTV không phải không lên án những người mua dâm, mà lên án ai và không lên án ai, quan to lắm tiền cần giữ bí mật vì đạo đức, còn thành phần " phản động" như CHHV thì không mua dâm cũng hô hoán mua dâm để hạ uy tín.
Bấy lâu, dưới con mắt tôi, VTV chỉ là cái mỏ trong tay quan, "ăn cơm chúa múa theo chúa". Nực cười một kẻ không có nhân cách mà đi rao giảng đạo đức cho người khác. "Đỉnh cao trí tuệ" mà đem bán trí tuệ cho quỷ dử thì còn tệ hại hơn "đỉnh cao sắc đẹp" đem bán sắc đẹp cho kẻ chức cao lắm tiền.
Bộ trả lời dâu diếm, lạc đề
Mục “dân hỏi bộ
trưởng trả lời” trên VTV chiều tối ngày 1/7/2012 có hai câu hỏi rất hay: Làm thế nào mà tham nhủng có thể
hoành hành được khi nhà nước có một đội ngủ kiểm soát dày đặc như vậy? Có những
doanh nghiệp nhà nước nợ ngân hàng đã gấp ba tài sản thì làm sao có khả năng
hoàn trả?
Bộ trả lời:
_”Sở
dỉ các doanh nghiệp nhà
nước có đội ngủ kiểm soát dày đặc mà tham nhủng vẫn hoành hành vì cá
nhân chủ
sở hửu các doanh nghiệp đó cố ý làm sai xuất phát từ lợi ích cá nhân và
lợi ích nhóm; cũng còn do thiếu minh bạch và báo cáo sai sự thật”
Câu hỏi quá hay mà câu trả
lời dở ẹc. Câu trả lời đúng phải là: Vì kiểm tra dày đặc nhưng cũng chỉ do một
mình đảng lãnh đạo; vì thiếu dân chủ nên không
minh bạch; vì báo cáo sai mà các nhà chuyên môn kiểm tra lại tuyệt đối tin vào đồng chí của mình.
_”Phải nói thân trọng và
công bằng trong câu hỏi này vì các doanh nghiệp nhà nước đã có công trong việc
bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính xác là các doanh nghiệp nhà
nước nợ hơn 1 triệu ngàn tỷ trong khi vốn tài sản hiện có hơn 8 trăm nghìn tỷ,
tức nợ gấp hơn 1,3 tài sản, không đáng lo lắm.. Nhưng nợ bao nhiêu không lo mà chỉ lo không trả
được” . Bộ trưởng bộ đầu tư trả lời câu hỏi thư hai như vậy.Rồi sau đó Bộ đưa ra hàng loạt biện pháp tái cơ cấu để hoàn trả nợ…
Câu trả lời có phần lạc đề.
Dân chỉ hỏi một số doanh nghiệp nợ hơn gấp ba mà Bộ lại vơ cả các doanh nghiệp
còn bán được tài nguyên nên có lải để gộp vào nên chỉ còn nợ hơn 1,3 lần vốn tự có! Mà nợ như vậy là
“quá gia tài rồi”. Trong dân gian câu này để chỉ những người làm ăn không ra
gì.
Dù sao tôi cũng cám ơn Bộ, qua trả lời cho tôi rỏ thêm “đỉnh cao trí tuệ” cao tới đâu.
Cái chi cũng dổm
Tôi là người có cái bệnh "quan tâm đến thời
cuộc". Bệnh này không hành hạ tôi nếu cho tôi được trình bày thoải mái,
nếu không được giải tỏa tôi sẻ bị cái "quan tâm" nó như một khối u phình
to trong đầu. Cũng đã lâu tôi chịu đựng sự đau đớn, cho đến ngày hôm
qua đi Thành Cổ về thì không thể chịu đựng được nửa: Cờ xí rợp trời nhân
ngày 27/7!
Người ta vinh danh những người đã có công với nước thì có gì lạ?Cái lạ là họ đã trộn một ít hàng thật vào nhiều thứ hàng giả để vinh danh. Thật nhục nhả cho cọp(trong bài thơ "nhớ rừng"của Thế Lử)bị đồng hóa ngang hàng với khỉ vượn đười ươi "nhởn nhơ vô tư lự" để làm trang sức cho lủ cơ hội thăng hoa nhờ máu xương của TBLS.Có thể khám phá đại dương qua giọt nước biển, có thể đánh giá tình hình quan lại của chế độ qua cán bộ cơ sở, có thể đánh giá chất lượng TBLS qua tình hình TBLS nơi tôi đang ở, xã Triệu Sơn.
Ở quê tôi, có một sự trùng hợp đến kỳ lạ, trên 90% có công cách mạng là TB, chồng vừa TB vừa có công, vợ có công theo, những truờng hợp như thế này lảnh lương tháng hơn 4 triệu. Họ là những người nằm trong vùng " mất an ninh" dù muốn hay không thì họ cũng bắt buộc phải nuôi cán bộ CM,còn TB thì chỉ khai thêm vì nhân quen biết làm giấy tờ có công, vì tôi nghe những người cùng thời kể lại, những người này chưa hề đi bộ đội, còn tham gia dân quân mà bị mảnh xước mốc chê thì có người có,nhưng chỉ xước nhẹ phần thịt mà thôi, có ông tên là Trần Tăng Hiến bị thương trên đầu vì đi ăn trộm lúa bị người ta đập có thẹo mà cũng khai đi vân tải bị mốc chê! Lứa với tôi, có thằng Thịnh, hồi đi học gọi là thằng Thính thúi tai, vì trong tai nó luôn có mủ chảy hôi rình, nó lên học tỉnh một năm thì về đi theo bố, khi đó nó khoảng 14 tuổi, bố nó hoạt động CM bị ngụy bắn chết, nó sợ quá lên lại trên tỉnh, sau đó vào nam đi lính mà không có thằng ngụy nào hỏi thăm nó cả, sau 75 nó về được kết nạp đoàn đầu tiên, gia đình cách mạng mà, sau này nó khai nằm hầm bí mật bị bom nổ điếc tai, bị một mảnh bom xước sóng mủi, mủi nó nhìn thật kỷ thì có vết xước thật,nhưng vết xước đó sau khi đi lính nó nâng mủi bằng chất conoron nên có xết xước đó, điều này nó khoe với tôi khi về lại thăm tôi năm70. TB Bê, TB Son, TB Thuần, TB ..chưa hề là du kích, chỉ chạy loạn bị xước nhẹ phần thịt nhờ đường dây và có chút thành phần mà man khai được. Duy chỉ có TB Diệu đánh trận Rào Quán hồi 1949(?)bị cụt chân là có thật nhưng nhờ BS HY móc nối mới về được còn sống đến ngày nay
Còn tình hình TBLS trong xã thì phần lớn là du kích ra 72, thằng Mỷ tài thật, từ mùa hè đỏ lửa 72 đến mùa xuân 73 là ngưng chiến , trong thời gian ngắn ngủi ấy mà thằng Mỷ bắn mô trúng đó, bằng chứng là đa số ra 72 đi du kích đều TB!Không khai được TB thì cũng khai được có công hay nhiểm da cam!
Đặc biệt có quan TB xã Nguyễn Hửu Thạnh, đi bộ đội sau 75, nó khai là làm thủ kho đạn phát quang bị mìn nổ, nhưng những đứa đi bộ đội lứa với nó nói đi lấy cọc sắt về bán bị mìn nổ cụt chân. Cho đến khi về làm bảo vệ trường, nhân hội nghị gặp lại bạn bộ đội cũ tôi nghe người bạn này nói giữa đám đông như để giới thiệu với quần chúng: Thằng này nhờ đơn vị thương cho hưởng TB. Qua đó tôi khẳng định 100% TB zổm. Rứa mà nó sinh ra 7 đứa con trung cấp mà được tuyển vô biên chế nhà nứơc hết, vì trung cấp con Tb được hưởng 30 điểm khi thi công chức ngang bằng với tiến sỷ chuyên ngành!
Lực lương LS xã nhà theo tôi được biết thì ít hơn và có chất lượng hơn. Nhưng tôi theo dỏi ở quê tôi thì có nhiều người nghe nói đi bộ đội hay mất tích mô mô giờ cũng về khai là du kích đánh trận chết, có thể là đi bộ đội chống Pháp chết không tìm ra đơn vị chứng nhận nên hợp thức hóa du kích để hưởng chế độ có thể chấp nhận được, nhưng chết thì có nhiều loại chết.
Có người cho tôi là "đa sự", "vụn vặt" "ai làm gì được thì làm mất chi của ai". Đối với những người không đặt vận mệnh quốc gia lên trên hết mà nói như vậy, tôi xin lấy vận mệnh gia đình làm trọng mà nói với họ rằng: Vì con tôi thi hỏng công chức!
(Mời các bạn đón đọc bài sau:"Luận về TB Nguyễn Tấn Dũng)
Người ta vinh danh những người đã có công với nước thì có gì lạ?Cái lạ là họ đã trộn một ít hàng thật vào nhiều thứ hàng giả để vinh danh. Thật nhục nhả cho cọp(trong bài thơ "nhớ rừng"của Thế Lử)bị đồng hóa ngang hàng với khỉ vượn đười ươi "nhởn nhơ vô tư lự" để làm trang sức cho lủ cơ hội thăng hoa nhờ máu xương của TBLS.Có thể khám phá đại dương qua giọt nước biển, có thể đánh giá tình hình quan lại của chế độ qua cán bộ cơ sở, có thể đánh giá chất lượng TBLS qua tình hình TBLS nơi tôi đang ở, xã Triệu Sơn.
Ở quê tôi, có một sự trùng hợp đến kỳ lạ, trên 90% có công cách mạng là TB, chồng vừa TB vừa có công, vợ có công theo, những truờng hợp như thế này lảnh lương tháng hơn 4 triệu. Họ là những người nằm trong vùng " mất an ninh" dù muốn hay không thì họ cũng bắt buộc phải nuôi cán bộ CM,còn TB thì chỉ khai thêm vì nhân quen biết làm giấy tờ có công, vì tôi nghe những người cùng thời kể lại, những người này chưa hề đi bộ đội, còn tham gia dân quân mà bị mảnh xước mốc chê thì có người có,nhưng chỉ xước nhẹ phần thịt mà thôi, có ông tên là Trần Tăng Hiến bị thương trên đầu vì đi ăn trộm lúa bị người ta đập có thẹo mà cũng khai đi vân tải bị mốc chê! Lứa với tôi, có thằng Thịnh, hồi đi học gọi là thằng Thính thúi tai, vì trong tai nó luôn có mủ chảy hôi rình, nó lên học tỉnh một năm thì về đi theo bố, khi đó nó khoảng 14 tuổi, bố nó hoạt động CM bị ngụy bắn chết, nó sợ quá lên lại trên tỉnh, sau đó vào nam đi lính mà không có thằng ngụy nào hỏi thăm nó cả, sau 75 nó về được kết nạp đoàn đầu tiên, gia đình cách mạng mà, sau này nó khai nằm hầm bí mật bị bom nổ điếc tai, bị một mảnh bom xước sóng mủi, mủi nó nhìn thật kỷ thì có vết xước thật,nhưng vết xước đó sau khi đi lính nó nâng mủi bằng chất conoron nên có xết xước đó, điều này nó khoe với tôi khi về lại thăm tôi năm70. TB Bê, TB Son, TB Thuần, TB ..chưa hề là du kích, chỉ chạy loạn bị xước nhẹ phần thịt nhờ đường dây và có chút thành phần mà man khai được. Duy chỉ có TB Diệu đánh trận Rào Quán hồi 1949(?)bị cụt chân là có thật nhưng nhờ BS HY móc nối mới về được còn sống đến ngày nay
Còn tình hình TBLS trong xã thì phần lớn là du kích ra 72, thằng Mỷ tài thật, từ mùa hè đỏ lửa 72 đến mùa xuân 73 là ngưng chiến , trong thời gian ngắn ngủi ấy mà thằng Mỷ bắn mô trúng đó, bằng chứng là đa số ra 72 đi du kích đều TB!Không khai được TB thì cũng khai được có công hay nhiểm da cam!
Đặc biệt có quan TB xã Nguyễn Hửu Thạnh, đi bộ đội sau 75, nó khai là làm thủ kho đạn phát quang bị mìn nổ, nhưng những đứa đi bộ đội lứa với nó nói đi lấy cọc sắt về bán bị mìn nổ cụt chân. Cho đến khi về làm bảo vệ trường, nhân hội nghị gặp lại bạn bộ đội cũ tôi nghe người bạn này nói giữa đám đông như để giới thiệu với quần chúng: Thằng này nhờ đơn vị thương cho hưởng TB. Qua đó tôi khẳng định 100% TB zổm. Rứa mà nó sinh ra 7 đứa con trung cấp mà được tuyển vô biên chế nhà nứơc hết, vì trung cấp con Tb được hưởng 30 điểm khi thi công chức ngang bằng với tiến sỷ chuyên ngành!
Lực lương LS xã nhà theo tôi được biết thì ít hơn và có chất lượng hơn. Nhưng tôi theo dỏi ở quê tôi thì có nhiều người nghe nói đi bộ đội hay mất tích mô mô giờ cũng về khai là du kích đánh trận chết, có thể là đi bộ đội chống Pháp chết không tìm ra đơn vị chứng nhận nên hợp thức hóa du kích để hưởng chế độ có thể chấp nhận được, nhưng chết thì có nhiều loại chết.
Có người cho tôi là "đa sự", "vụn vặt" "ai làm gì được thì làm mất chi của ai". Đối với những người không đặt vận mệnh quốc gia lên trên hết mà nói như vậy, tôi xin lấy vận mệnh gia đình làm trọng mà nói với họ rằng: Vì con tôi thi hỏng công chức!
(Mời các bạn đón đọc bài sau:"Luận về TB Nguyễn Tấn Dũng)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)