Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

BÀI DỰ THI TỰ HÀO SỬ VIỆT

BÀI DỰ THI TỰ HÀO SỬ VIỆT GIAI ĐOẠN HAI KỲ 3-4
 HỌ VÀ TÊN THÍ SINH: Trần Hào Sinh ngày:10/ 01/ 1954
 Quê quán: Văn Phong, Triệu Sơn , Triệu Phong, Quãng Trị
 Hiện công tác tại: Trường tiểu học Triệu Sơn Quãng trị
 Số điện thoại:01699232530

 1/ Suy nghĩ về câu nói của vua Lê Thánh Tông: Vua Thánh Tông là vị vua thứ năm triều hậu Lê, ông là vị vua nổi tiếng nhất thời phong kiến , có đóng góp lớn với nhân dân ta về nhiều lãnh vực, …Về mở mang bờ cỏi, ông chỉ đứng sau các thời chúa Nguyễn. Có lần , ôngnghe tin quân Minh đem quân qua địa giới, ông rất lo lắng, cho người đi do thám thực hư và luôn dặn dân chúng:”Một thước núi, một tấc sông của ta lẻ nào tự tiện vứt bỏ đi được. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của vua Thái tổ để lại làm mồi cho giặc thì kẻ đó sẻ bị trừng phạt nặng” Một ông vua mà có những việc làm mở mang bờ cỏi, những lo lắng thời bình cũng như thời chiến luôn muốn tổ ấm dân tộc đuợc toàn ven bình yên, há thần dân không gắng sức giử từng tấc đất của tổ tiên để lại! Nhìn lại suốt thời gian dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chúng ta rất tự hào. Tuy qua các thời có “ngón ngắn ngón dài” nhưng rồi chúng ta cùngchung”một bàn tay”. Tuy qua các thời kỳ giữ nước ,” mạnh yếu có lúc khác nhau” mà “ hào kiệt thời nào cũng có”. Đó là nhờ tinh thần dân tộc được hun đúc qua các trang sử vẻ vang mà tổ tiên ta đã dày công viết nên, ta phải có nhiệm vụ giũ gìn và viết tiếp nếu còn có quân xâm lược! Thời nay, thời tiép , tiếp thời qua Đất nước luôn luôn đặng thái hoà Quan ải vững bền từng tâc đất Lạc Hồng thắm mải một màu da Để: Đốt nén hương trầm dâng đát tổ Hồn thiêng sông núi toả muôn nhà Đó là mong ước của nhân dân ta vậy!

 2/ Tóm tắt công lao của chúa Nguyễn trong việc mở mang bờ cỏi: Qua các trièu đại chúa Nguyễn ở đàng trong, đất nước ta không ngừng được mở mang về phương nam. Tóm lược những mở mang ấy là nêu lên công lao của các chúa Nguyễn Trong thời kỳ” Trịnh Nguyễn” phân tranh,dân ta chịu nạn nồi da xáo thịt, nhưng đó là sức ép mạnh của nhà Nguyễn ở đàng trong để mở rộng bờ cỏi vè huớng nam, nơi có nhiều đất hoang mà chủ nhân trị vì các nứoc này quá yếu . Công lao của chúa các chúa Nguyễn là mở mang bờ cỏi từ Phú Yên đến Cà Mau và các đảo thuộc quần đảo hoàng Sa va trương sa.: Năm 1611, Nguyễn Hoàng đánh Chiêm Thành lập phủ Phú Yên. Năm 1653, Nguyễn Phúc Tần đánh chiếm đến Khánh Hoà. Năm 1693, Nguyễn Phúc Chu đánh chiếm đến Bình Thuận Năm 1698,Nguyễn Hửu Cảnh kinh lược miènnam lập ra phủ Gia Định(Đồng Nai và Sài Gòn) Ngoài ra, từ năm 1708 Mạc Cửu và Mạc Thiên Tứ sát nhạp trấn Hà Tiên(Cà Mau,Bạc Liêu, Hậu Giang, Cần Thơ, Phú Quốc…)vào đất Việt Năm1732. Nguyễn Phúc Chú chiếm Vỉnh Long . bến tre Năm1753-1757, Nguyễn phúc Khoát chiếm Tân An Gò Công, TRà Vinh Sóc Trăng, Châu Đốc Sa đéc. Mải đến năm 1830, Minh Mạng sát nhập Tây Nguyên vào khu tự trị Công lao của các chúa Nguyễn thì đã rỏ, nhưng khônghiểu sao qua các ché độ mà tôi chứng kiến (TỪ TRƯỚC 1975) khônghề có một tên đường hoặc tên trường nào mang tên các chúa Nguyễn. Ở quê hương tôi, Quãng Trị, trước 1975 có ngôi trường mang tên Nguyễn Hoàng,, nhựng sau ngày quêhương hoàn toàn thóng nhát, ngôi trường thân thương cuả chúng tôi cũng không còn nửa! Tôi nghĩ, các vị chủ nhân của đất nước nên có cái nhìn mới về vấn đề này. 3/ Mạc Cửu (1655-1735) Ông là một thương gia người Lôi Châu , Quãng Đông Trung Quốc. Khi nồa Thanh lập , ôngnkhông chịu được chính sách ban đầu của nhà Thanh nên đem gia quyến vượt biển tìm mảnh đất mới. MặcCửu đén Hà Tiên năm1680, ôngchiêu mộ dân Việt các xứ Phú Quốc, Lũng Kỳ,Cần BỘT,Hương Úc, Rạch Giá Cà Mau( có vùng không thuọc Việt ngày nay) để thành lập 7 xã thôn. Nhờ dùng chính sách thông thoáng, không thu thuế, chỉ thu nông sản để bán lại con buôn nước ngoài nên chỉ thời gian ngắn dân mộ đến rất đông. Các vùng biển thuộc tây nam ngày nay( THUỘC KIÊN GIANG)là do 7 thôn xả ban đầu tạo nên. Năm1708. Mặc Cửuthần phục Nguyễn Phúc Chu và xin sát nhập những vùng khai phá vào đất Việt thành trấn Hà Tiên. Ông được chúa Nguyễn phong làm tổng đốc . Sau này con ông là Mạc Thiên Tứ cũng khai phá nhiều vùng đất nửa và cũng nhập vào đất Việt

3/. Cải cách kinh tế quan trọng nhất của Hồ Quý Ly: Hồ Quý Ly không những là nhà chính trị, sáng lập ra nhà Hồ mà còn là nhà cải cách hầu hết mọi lãnh vực, trong đó nổi bật nhất là cải cách về TIỀN TỆ. Nhận biết được tầm quan trọng của tiền tệ trongviệc lưu thông hàng hoá, năm 1396, Hồ quý Ly cho đổi tiền đồng sang tiền THÔNG BẢO HỘI SAO(TBHS), một loại tiền giấy làm bằng vỏ cây dâu. Cũng như loại tiền giấy ngày nay, TBHS có nhiều mạnh giá khác nhau và hình thức khác nhau để dễ dàng traođổi hàng hoá. Đơn vị tiền tệ caonhất bấy giờ là QUAN, 1 quan tiền đồng đổi được 1 quan 2 tiền TBHS. Ngoài ra, để nghiêm cấm làm tiền giả, Hồ Quý Ly có luật phạt nặng những người làm tiền giả, nội dungnày được in trên tờ giấy bạc để nhắc nhở răn đe. Nhờ cải cách này mà dân chúng dễ dàng trao đổi hàng hoá, góp phần phát triển kinh tế và triều đình kiểm soát được tài chánh.

4/. Kể về hội thề Đông Quan: Lê Lợi cho vây hảm thành Đông Quan (Hà Nội), tướng giặc Minh là Vương Thông xin hàng. Dân chúng kéo dến đòi giết quân Minh để trả thù cho những nạn nhân bị chúng sát hại. Nhưng Lê Lợi nghĩ: “ Nếu để hả giận trong chốc lát mà giết thì mang tiếng muôn đời giết kẻ đầu hàng , chi bằng tha chochúng để dập tắt mối hoạ chiến tranh muôn đời sau “, bèn cho chúng hàng và lập ra hội thề Đông Quan để răn dạy quân Minh! Vào ngày 16/12/1427, ở phía nam thành Đông Quan, trước mặt ba quân tướng sỉ cả hai bên, Vương Thông buộc phải đọc ‘văn hội thề”có nôi dung: _ Quân Minh phải rút trong vòng 5 tháng, kể từ ngày 29/12/1427 _ Trên đường rút quân không được làm hại dân _ Phải qua dinh Bồ Đề lạy tạ Lê Lợi trước khi về … Còn về phía ta cấp cho giặc lương thảo, ngựa xe, cả tàu chiến đẻ quân giặc rút lui! Thiết nghĩ, hành động của Lê Lợi là không ngoan, vì chúng ta cũng biếtkhông thể đánh kẻ dịch đến tận sào huyệtcuối cùng! Mà chỉ “ lấy trí nhân thay cường bạo”. Chính Quang Trung, trước khi tiến quân ra bắc phá Thanh cũng nghĩ: “giặc bị thua sẻ bẻ mặt mà dốc toàn sức để trả thù,mà chinh chiến không phải là phúc của muôn dân” Tiếc thay, bài học nhãn tiền không được tổ tiên của giặc dạy cho con cháu chúng ,để giòng máu bá quyền chảy mãi trong dòng máu giặc, để dân hai nước vốn dỉ hiền hoà phải chịu binh đao. Thật uổng cho tấm lòng nhân đạo của tổ tiên ta vậy!

5/. Đoạn trong”bình ngô đại cáo”thể hiện như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai : “ Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt vào giữa thế kỷ thứ 13, được xem nhưlà bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nhân dân ta. Gần 200 năm sau, trong bài”bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trải có đoạn văn đầu được thể hiện nhưlàbản tuyên ngôn độc lập lần hai. : .”..Như nước Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Nước non bờ cõi đã chia, Phong tục bắc nam cũng khác;” Chỉ mấy câu đơn giản đó, mà tác giả xác định chủ quyền: về lịch sử dựng nuớc. về bờ cỏi , về dân tộc. Như là điều hiển nhiên, không cần nói dài dòng. “Từ Triệu, Đinh,Lý, Trần bao đời xây nền độc lập; Cùng Hán ,Đường, Tống,Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương ;” Tác giả đưa lên bàn cân để đối trọng, qua các trièu đại vẫn tồn tại song song mà lịch sử hai nước còn ghi. “Tuy mạnh yéu có lúc khác nhau, Song hào kiệt thời nào cũng có.” Lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà đầy uy lực, ngầm cảnh cáo giặc những trận Bạch Đằng, Hàm Tử…! Tóm lại, chỉ mấy câu trong cáo bìnhngô mà Nguỹên Trãi đã viết nên một bản tuyên ngôn độc lập không những cho một triều đại, mà cho cả dân tộc ta suốt mọi thời đại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét